Bài đọc cùng tác giả:
Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân(Minxin Pei). Ông là một giáo sư về chính quyền học tại Claremont McKenna College và là một thành viên cao cấp không có thường trú nhân của German Marshall Fund of The United States.
Bài viết gốc: China's New Leaders Are Hedging, Not Reforming
Nhiều dấu hiệu cho thấy tuần trăng mật chính trị được hưởng bỡi những lãnh đạo mới của Trung Hoa dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến hồi kết thúc. Trên mặt trận kinh tế, những tin tức ảm đạm. Tăng trưởng sản xuất trên thực tế đã dừng lại(grinded to a halt) và nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính đã tăng theo cấp số nhân(exponentially). Tăng trưởng tín dụng ra khỏi tầm kiểm soát đã dẫn đến các khoản cho vay hàng trăm tỷ đô la không hiệu quả, mà không được khai báo. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, Ngân hàng Trung ương Trung Hoa, cho thấy họ sẽ không tiếp tục cung cấp thanh khoản không giới hạn để cho vay thương mại, nhưng cảnh báo ngưng cung cấp tín dụng cho vay, gây hoảng loạn trong thị trường cho vay liên ngân hàng Trung Hoa và dẫn đến một cơn hối hả của sự sụt giảm giá cổ phiếu.
Trên mặt trận chính trị trong nước, có những phát triển đáng lo ngại nổi lên. Chỉ tính riêng trong tháng Sáu năm 2013, hàng chục người chết vì bạo lực sắc tộc, mà vốn được cho là bao gồm các cuộc tấn công vào văn phòng chính phủ và các đồn cảnh sát, trong bất ổn Tân Cương, buộc các lãnh đạo mới phải áp đặt các biện pháp an ninh đặc biệt tại các huyện bị ảnh hưởng. Nhưng thậm chí Tân Cương cũng không phải là những thách thức khó khăn nhất đối với Tập Cận Bình và các đồng sự của ông. Sau gần bảy tháng nắm quyền lực, bộ sậu lãnh đạo này vẫn chưa xác định chính mình. Bảo thủ trong Đảng Cộng sản cầm quyền đã cố gắng để kiềm chế cuộc tranh luận về sự cần thiết của luật hiến pháp như là một phương tiện để hạn chế sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Bộ phận dư luận viên(propaganda) của đảng được cho là đứng đằng sau một loạt các bài tiểu luận gay gắt tố cáo các khái niệm về luật hiến pháp là theo "phương Tây", có ý đồ "lật đổ" chính quyền, và "không thích hợp cho Trung Hoa". Chiến dịch phản động(reactionary campaign) này của hệ thống tuyên truyền của đảng cầm quyền đã làm tăng lo ngại rằng triển vọng cải cách chính trị phù hợp ngày càng mờ mịt.
Chỉ một điểm sáng tương đối có lẽ là chính sách đối ngoại của Trung Hoa. Tập đã có một hội nghị thượng đỉnh không chính thức rất cần thiết và thành công với Tổng thống Mỹ Barack Obama, và bây giờ có động lực trong việc xây dựng một mối quan hệ song phương ổn định hơn. Tuy nhiên, cho đến nay sự cải thiện này chỉ nằm ở giới hạn trong những lời phát biểu. Bắc Kinh vẫn sẽ phải giải quyết những mối quan tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực Đông Á trước khi nó có thể đảo ngược những xu hướng bất lợi về những quan hệ đối ngoại của Trung Hoa trong vài năm qua.
Cái nhìn ngắn gọn này về sự phát triển kể từ khi lãnh đạo mới của Trung Hoa lên nắm quyền vào cuối tháng Mười Một dẫn đến một kết luận rằng: Tập Cận Bình và các đồng sự của ông đã chưa thuyết phục được công chúng Trung Hoa và cộng đồng quốc tế những gì mà họ đã cam kết thực hiện những cải cách chính trị và kinh tế khó khăn. Mặc dù có một nhận thức phổ biến là Tập đã chứng minh sự lãnh đạo mạnh mẽ kể từ cuối tháng Mười Một và Trung Hoa đang đi đúng hướng, đó là một mâu thuẫn với thực tế. So với người tiền nhiệm(predecessor) của mình, không còn gì để nghi ngờ là Tập đã nắm được một mức độ phi thường về quyền lực trong thời gian ngắn kỷ lục, nhưng quyền lực và lãnh đạo không phải là hai việc giống nhau.
Cho đến nay, cái duy nhất mà dường như Tập đã làm được - thực hiện quyền lực của mình một cách mạnh bạo - là trên mặt trận chống tham nhũng. Ông đã đưa ra một chiến dịch đàn áp mạnh mẽ tham nhũng và đưa ra một tập hợp các quy định để hạn chế những trò tiêu khiển phô trương và chi tiêu của các quan chức đảng và chính phủ. Mặc dù chiến dịch này đã làm cho Tập rất được nhiều người ưa chuộng đối với thường dân, nhưng tôi nghi ngờ tính bền vững của nó. Lãnh đạo mới đã tránh xa(shy away) những cải cách thể chế hiệu quả, chẳng hạn như việc thông qua một đạo luật làm cho bắt buộc phải công bố tài sản cá nhân và gia đình đối với các quan chức đảng và chính phủ, tăng cường vai trò của hệ thống pháp luật trong cuộc chiến chống tham nhũng và cho phép các phương tiện truyền thông tự do hơn trong việc phơi bày hành vi sai trái của các quan chức nhà nước.
Bảo kê cho rủi ro chính trị như vậy có vẻ là chiến lược hiện hành của lãnh đạo mới. Thật vậy, Tập và các đồng sự muốn được tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. Ngay sau khi yên vị, họ tuyên bố cam kết là họ cải cách. Tuy nhiên, để giảm bớt những lo ngại bảo thủ, họ hạn chế tự do báo chí, hạ giọng hùng biện của họ, và cảnh báo lập đi lập lại rằng là họ sẽ chống lại những sai lầm của nhà lãnh đạo Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev, Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đổ lỗi những cải cách chính trị của ông ta đã làm Liên Xô sụp đổ.
Đối với các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của một giai cấp thống trị nhỏ, bảo kê rủi ro chính trị có vẻ như là chính trị thông minh. Họ chỉ đơn giản là chờ đợi thời điểm thích hợp để gây ấn tượng. Nhưng việc bảo kê rủi ro chính trị như vậy có thể chỉ là một nỗ lực nhằm mị dân(muddling through: làm rối tinh rối mù nhằm đánh lạc hướng). Thật không may cho Trung Hoa và phần còn lại của thế giới, mị dân không phải là một lựa chọn. Chậm tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có hành động quyết đoán và nhanh chóng. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản được dự kiến tổ chức Hội nghị lần thứ Ba của nó vào mùa thu này để công bố một gói cải cách nhằm tái cân bằng nền kinh tế và duy trì tăng trưởng. Bản chất thật của gói cải cách này - và không có bất kỳ sự khoa trương hoa mỹ nào – nó sẽ chứng minh thành phần lãnh đạo mới là các nhà cải cách thực sự hay không. Nó cũng sẽ phải đối phó với sự phát triển nhanh chóng của những chuyển động, trong đó có một cuộc khủng hoảng tài chính có thể táo bạo hơn và các cuộc kêu gọi cho tự do hóa chính trị trong những năm tới. Khi đối mặt với những thử nghiệm này, các nhà lãnh đạo Trung Hoa sẽ không có lựa chọn nào khác là cho chúng ta thấy cái gì là lập trường quan điểm thực sự của họ.
@Real Clear World July 12th. 2013
Trên mặt trận chính trị trong nước, có những phát triển đáng lo ngại nổi lên. Chỉ tính riêng trong tháng Sáu năm 2013, hàng chục người chết vì bạo lực sắc tộc, mà vốn được cho là bao gồm các cuộc tấn công vào văn phòng chính phủ và các đồn cảnh sát, trong bất ổn Tân Cương, buộc các lãnh đạo mới phải áp đặt các biện pháp an ninh đặc biệt tại các huyện bị ảnh hưởng. Nhưng thậm chí Tân Cương cũng không phải là những thách thức khó khăn nhất đối với Tập Cận Bình và các đồng sự của ông. Sau gần bảy tháng nắm quyền lực, bộ sậu lãnh đạo này vẫn chưa xác định chính mình. Bảo thủ trong Đảng Cộng sản cầm quyền đã cố gắng để kiềm chế cuộc tranh luận về sự cần thiết của luật hiến pháp như là một phương tiện để hạn chế sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Bộ phận dư luận viên(propaganda) của đảng được cho là đứng đằng sau một loạt các bài tiểu luận gay gắt tố cáo các khái niệm về luật hiến pháp là theo "phương Tây", có ý đồ "lật đổ" chính quyền, và "không thích hợp cho Trung Hoa". Chiến dịch phản động(reactionary campaign) này của hệ thống tuyên truyền của đảng cầm quyền đã làm tăng lo ngại rằng triển vọng cải cách chính trị phù hợp ngày càng mờ mịt.
Chỉ một điểm sáng tương đối có lẽ là chính sách đối ngoại của Trung Hoa. Tập đã có một hội nghị thượng đỉnh không chính thức rất cần thiết và thành công với Tổng thống Mỹ Barack Obama, và bây giờ có động lực trong việc xây dựng một mối quan hệ song phương ổn định hơn. Tuy nhiên, cho đến nay sự cải thiện này chỉ nằm ở giới hạn trong những lời phát biểu. Bắc Kinh vẫn sẽ phải giải quyết những mối quan tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực Đông Á trước khi nó có thể đảo ngược những xu hướng bất lợi về những quan hệ đối ngoại của Trung Hoa trong vài năm qua.
Cái nhìn ngắn gọn này về sự phát triển kể từ khi lãnh đạo mới của Trung Hoa lên nắm quyền vào cuối tháng Mười Một dẫn đến một kết luận rằng: Tập Cận Bình và các đồng sự của ông đã chưa thuyết phục được công chúng Trung Hoa và cộng đồng quốc tế những gì mà họ đã cam kết thực hiện những cải cách chính trị và kinh tế khó khăn. Mặc dù có một nhận thức phổ biến là Tập đã chứng minh sự lãnh đạo mạnh mẽ kể từ cuối tháng Mười Một và Trung Hoa đang đi đúng hướng, đó là một mâu thuẫn với thực tế. So với người tiền nhiệm(predecessor) của mình, không còn gì để nghi ngờ là Tập đã nắm được một mức độ phi thường về quyền lực trong thời gian ngắn kỷ lục, nhưng quyền lực và lãnh đạo không phải là hai việc giống nhau.
Cho đến nay, cái duy nhất mà dường như Tập đã làm được - thực hiện quyền lực của mình một cách mạnh bạo - là trên mặt trận chống tham nhũng. Ông đã đưa ra một chiến dịch đàn áp mạnh mẽ tham nhũng và đưa ra một tập hợp các quy định để hạn chế những trò tiêu khiển phô trương và chi tiêu của các quan chức đảng và chính phủ. Mặc dù chiến dịch này đã làm cho Tập rất được nhiều người ưa chuộng đối với thường dân, nhưng tôi nghi ngờ tính bền vững của nó. Lãnh đạo mới đã tránh xa(shy away) những cải cách thể chế hiệu quả, chẳng hạn như việc thông qua một đạo luật làm cho bắt buộc phải công bố tài sản cá nhân và gia đình đối với các quan chức đảng và chính phủ, tăng cường vai trò của hệ thống pháp luật trong cuộc chiến chống tham nhũng và cho phép các phương tiện truyền thông tự do hơn trong việc phơi bày hành vi sai trái của các quan chức nhà nước.
Bảo kê cho rủi ro chính trị như vậy có vẻ là chiến lược hiện hành của lãnh đạo mới. Thật vậy, Tập và các đồng sự muốn được tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. Ngay sau khi yên vị, họ tuyên bố cam kết là họ cải cách. Tuy nhiên, để giảm bớt những lo ngại bảo thủ, họ hạn chế tự do báo chí, hạ giọng hùng biện của họ, và cảnh báo lập đi lập lại rằng là họ sẽ chống lại những sai lầm của nhà lãnh đạo Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev, Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đổ lỗi những cải cách chính trị của ông ta đã làm Liên Xô sụp đổ.
Đối với các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của một giai cấp thống trị nhỏ, bảo kê rủi ro chính trị có vẻ như là chính trị thông minh. Họ chỉ đơn giản là chờ đợi thời điểm thích hợp để gây ấn tượng. Nhưng việc bảo kê rủi ro chính trị như vậy có thể chỉ là một nỗ lực nhằm mị dân(muddling through: làm rối tinh rối mù nhằm đánh lạc hướng). Thật không may cho Trung Hoa và phần còn lại của thế giới, mị dân không phải là một lựa chọn. Chậm tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có hành động quyết đoán và nhanh chóng. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản được dự kiến tổ chức Hội nghị lần thứ Ba của nó vào mùa thu này để công bố một gói cải cách nhằm tái cân bằng nền kinh tế và duy trì tăng trưởng. Bản chất thật của gói cải cách này - và không có bất kỳ sự khoa trương hoa mỹ nào – nó sẽ chứng minh thành phần lãnh đạo mới là các nhà cải cách thực sự hay không. Nó cũng sẽ phải đối phó với sự phát triển nhanh chóng của những chuyển động, trong đó có một cuộc khủng hoảng tài chính có thể táo bạo hơn và các cuộc kêu gọi cho tự do hóa chính trị trong những năm tới. Khi đối mặt với những thử nghiệm này, các nhà lãnh đạo Trung Hoa sẽ không có lựa chọn nào khác là cho chúng ta thấy cái gì là lập trường quan điểm thực sự của họ.
@Real Clear World July 12th. 2013
Asia Clinic, 13h28' Chúa nhựt, 14/7/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét