Có hai loài hoa đua sắc báo hiệu mùa hè đến, đó là hoa phượng vĩ và hoa bằng lăng. Thế nhưng hoa phượng lại được người ta nhắc đến nhiều hơn, đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều hơn. Còn hoa bằng lăng lại khiêm nhường nép mình trong kỷ niệm, trong ký ức của một số người, để rồi trong thơ ca, nhạc họa nó cũng đằm sâu trong mỗi tác phẩm, da diết lắng đọng trong nỗi nhớ rưng rưng màu tím biếc.
Trong các loài hoa có màu tím, có lẽ bằng lăng là loài hoa tím to nhất, rực rỡ nhất. Violet mảnh mai yếu ớt, hoa xoan nhỏ lấm tấm li ti, hoa chanh lốm đốm như những hạt đỗ, còn bằng lăng, nó to cả về cây, cành, to cả về lá và hoa. Có cây cao tới hai chục mét, tán rộng hàng chục mét dâng cả một vầng hoa tím ngát lưng trời. Bạn cứ thử ngắm nhìn những cây bằng lăng từ xa mà xem, tán cây của nó như một chiếc váy hoa khổng lồ.
Sớm mai đầu hạ, ta ung dung bước trên đường phố, bất chợt nhìn lên, thì trời ơi! Một bên đỏ rực màu hoa phượng, còn bên kia tím ngát bằng lăng. Cả hai loài hoa cùng vươn lên, bung ra rực rỡ, thi nhau khoe sắc, đua màu. Hoa phượng có gam màu nóng, nó là dương. Còn hoa bằng lăng có gam màu lạnh, nó là âm. Âm, dương hài hòa làm nên một mùa hè thật phóng túng. Thêm vào đó, dàn đồng ca mùa hạ của lũ ve sầu cử những bản nhạc tưng bừng nhất, rộn ràng nhất khiến ai cũng cảm thấy náo nức bồi hồi. Chẳng biết chúng ở đâu, cũng hiếm khi nhìn thấy chúng lắm, ấy vậy mà bất chợt từ vầng hoa kia, đúng vào một thời khắc nào đó lại vang lên thứ âm thanh thật kỳ diệu mà không loài côn trùng nào làm được, đó là tiếng ve ngân. Màu sắc ấy, âm thanh ấy quyện vào nhau làm nên đặc trưng riêng có của mùa hè.
Cây bằng lăng có nhiều loại: bằng lăng nước, bằng lăng lông, bằng lăng vàng, bằng lăng cườm, bằng lăng tía... Hoa của chúng cũng có loài màu vàng, loài màu tía, màu tím nhưng tôi thích nhất là loài bằng lăng hoa tím. Hiện nay, loại này được người ta trồng nhiều nhất, ở khắp mọi nơi. Có những khu phố, những con đường chỉ có cây bằng lăng hoa tím. Và nghiễm nhiên khu phố đó, con đường đó được mọi người đặt tên là phố bằng lăng, đường bằng lăng. Còn gì thơ mộng hơn được khoác tay bạn gái dạo chơi trên con đường bằng lăng vào những chiều hè lộng gió. Mái tóc em bay bay, cành bằng lăng sà xuống rung rinh vẫy gọi để ánh mắt em cũng ngời lên màu tím biếc.
Thế mà lúc này đây, chỉ còn tôi với bằng lăng. Tự nhiên trong tôi rưng rưng miền hoài niệm. Sân trường ngày xưa, cây bằng lăng kỷ niệm, tên hai đứa khắc ngày chia xa còn đó. Ngày xa trường bạn bè tặng nhau chùm phượng vĩ. Sao em tặng tôi cành bằng lăng tím hoa? Tôi cầm cành hoa em trao mà ngơ ngẩn thẫn thờ. Em chạy vù đi với tiếng cười cùng ánh mắt tinh nghịch bỏ tôi đứng như trời trồng dưới gốc bằng lăng. Đến bây giờ tôi mới hiểu hoa bằng lăng là loài hoa thủy chung? Sự ngây thơ của màu tím tượng trưng cho mối tình đầu thuở học trò. Hiểu được rồi thì em đã xa. Mỗi khi hè đến, nhìn hoa bằng lăng tôi lại nhớ em da diết khôn cùng. Em ở đâu bây giờ? Thương lắm bằng lăng ơi! Không chỉ tím màu thủy chung nữa mà bây giờ hoa bằng lăng còn tím màu u buồn, tím niềm nhớ nhung chờ đợi. Em chờ đợi tôi hay tôi đợi chờ em? Có lẽ cả hai. Chúng mình hai phương trời xa thẳm để bằng lăng tím cả nỗi niềm riêng...
Sớm mai đầu hạ, ta ung dung bước trên đường phố, bất chợt nhìn lên, thì trời ơi! Một bên đỏ rực màu hoa phượng, còn bên kia tím ngát bằng lăng. Cả hai loài hoa cùng vươn lên, bung ra rực rỡ, thi nhau khoe sắc, đua màu. Hoa phượng có gam màu nóng, nó là dương. Còn hoa bằng lăng có gam màu lạnh, nó là âm. Âm, dương hài hòa làm nên một mùa hè thật phóng túng. Thêm vào đó, dàn đồng ca mùa hạ của lũ ve sầu cử những bản nhạc tưng bừng nhất, rộn ràng nhất khiến ai cũng cảm thấy náo nức bồi hồi. Chẳng biết chúng ở đâu, cũng hiếm khi nhìn thấy chúng lắm, ấy vậy mà bất chợt từ vầng hoa kia, đúng vào một thời khắc nào đó lại vang lên thứ âm thanh thật kỳ diệu mà không loài côn trùng nào làm được, đó là tiếng ve ngân. Màu sắc ấy, âm thanh ấy quyện vào nhau làm nên đặc trưng riêng có của mùa hè.
Cây bằng lăng có nhiều loại: bằng lăng nước, bằng lăng lông, bằng lăng vàng, bằng lăng cườm, bằng lăng tía... Hoa của chúng cũng có loài màu vàng, loài màu tía, màu tím nhưng tôi thích nhất là loài bằng lăng hoa tím. Hiện nay, loại này được người ta trồng nhiều nhất, ở khắp mọi nơi. Có những khu phố, những con đường chỉ có cây bằng lăng hoa tím. Và nghiễm nhiên khu phố đó, con đường đó được mọi người đặt tên là phố bằng lăng, đường bằng lăng. Còn gì thơ mộng hơn được khoác tay bạn gái dạo chơi trên con đường bằng lăng vào những chiều hè lộng gió. Mái tóc em bay bay, cành bằng lăng sà xuống rung rinh vẫy gọi để ánh mắt em cũng ngời lên màu tím biếc.
Thế mà lúc này đây, chỉ còn tôi với bằng lăng. Tự nhiên trong tôi rưng rưng miền hoài niệm. Sân trường ngày xưa, cây bằng lăng kỷ niệm, tên hai đứa khắc ngày chia xa còn đó. Ngày xa trường bạn bè tặng nhau chùm phượng vĩ. Sao em tặng tôi cành bằng lăng tím hoa? Tôi cầm cành hoa em trao mà ngơ ngẩn thẫn thờ. Em chạy vù đi với tiếng cười cùng ánh mắt tinh nghịch bỏ tôi đứng như trời trồng dưới gốc bằng lăng. Đến bây giờ tôi mới hiểu hoa bằng lăng là loài hoa thủy chung? Sự ngây thơ của màu tím tượng trưng cho mối tình đầu thuở học trò. Hiểu được rồi thì em đã xa. Mỗi khi hè đến, nhìn hoa bằng lăng tôi lại nhớ em da diết khôn cùng. Em ở đâu bây giờ? Thương lắm bằng lăng ơi! Không chỉ tím màu thủy chung nữa mà bây giờ hoa bằng lăng còn tím màu u buồn, tím niềm nhớ nhung chờ đợi. Em chờ đợi tôi hay tôi đợi chờ em? Có lẽ cả hai. Chúng mình hai phương trời xa thẳm để bằng lăng tím cả nỗi niềm riêng...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét