Ruộng nho bạc ngàn ở miền Trung California trên những triền đồi mà trước đó là đồi trọc sa mạc hóa. Nhưng nông dân Cali đã cải tạo và làm nên sự trù phú và trở thành xứ sở rượu vang của Hoa Kỳ.
Bài đọc liên quan:
Lần thứ hai đến California chỉ ngắn ngày, nhưng lại là lần lướt qua gần hết tiểu bang California, mới thấy hết cái mà vì sao California chiếm hơn 10% dân số Hoa Kỳ - 38 triệu trong số 314 triệu người - và là nền kinh tế đứng vào hạng 6 toàn cầu, đóng góp 13.2% GDP cho nước Mỹ.
Địa chính trị và kinh tế California
Nền kinh tế của California là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới (năm 2013), nếu các tiểu bang của Hoa Kỳ được so sánh với các nước khác. Tính đến năm 2013, tổng sản phẩm của bang khoảng 2.050 tỷ đô la. Lớn hơn gấp 15 lần của Việt Nam. Chiếm 13,2% tổng sản phẩm quốc nội Hoa Kỳ (GDP). Mức độ tăng trưởng trong những năm suy thoái kinh tế Hoa Kỳ của bang California là, tăng 2,0% trong năm 2013 sau khi tăng trưởng 2,7% trong năm 2012, và 1,7% vào năm 2011.
Tính đến tháng 6 năm 2014, Cục Thống kê Lao động báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp của California là 7.4 phần trăm, cân bằng với Georgia, Kentucky, và District of Columbia, đứng hàng thứ 5 trong tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước. Khi nói chuyện với bạn tôi, một thạc sĩ trong ngành y tế, sẵn sàng ở nhà chăm lo con cái, hơn là đi làm. Anh ta bảo, thất nghiệp ở California là vì dân chúng không muốn đi làm vì lương thấp, mà mọi đóng góp an sinh xã hội lại quá cao. Nên họ ở nhà lãnh an sinh xã hội còn hơn là phải là giới trung lưu để thành con bò bị chính quyền vắt sữa! Anh ta kết luận, ở Mỹ, thà nghèo khố rách áo ôm hoặc giàu nứt đố đổ vách thì sướng, còn tầng lớp trung lưu, là tầng lớp làm ra nhiều của cải, đóng góp nhiều nhất cho xã hội lại là tầng lớp bị bóc lột nặng nề nhất!
Tính đến tháng 6 năm 2014, Cục Thống kê Lao động báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp của California là 7.4 phần trăm, cân bằng với Georgia, Kentucky, và District of Columbia, đứng hàng thứ 5 trong tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước. Khi nói chuyện với bạn tôi, một thạc sĩ trong ngành y tế, sẵn sàng ở nhà chăm lo con cái, hơn là đi làm. Anh ta bảo, thất nghiệp ở California là vì dân chúng không muốn đi làm vì lương thấp, mà mọi đóng góp an sinh xã hội lại quá cao. Nên họ ở nhà lãnh an sinh xã hội còn hơn là phải là giới trung lưu để thành con bò bị chính quyền vắt sữa! Anh ta kết luận, ở Mỹ, thà nghèo khố rách áo ôm hoặc giàu nứt đố đổ vách thì sướng, còn tầng lớp trung lưu, là tầng lớp làm ra nhiều của cải, đóng góp nhiều nhất cho xã hội lại là tầng lớp bị bóc lột nặng nề nhất!
California kề cận với Thái Bình Dương, bắc giáp Oregon, Đông giáp với Nevada, Arizona và Nam giáp với tiểu bang Baja California của Mexico. Và California là đất của Mexico mà người Mỹ đã chiếm nó trong cuộc chiến Hoa Kỳ - Mexico 1846-1848.
Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp. Với diện tích 411,000 km2 (160,000 mi2), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt Nam.
Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là Los Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam, và San Diego. Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, Sacramento, là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm. Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.
Nhưng để dễ nắm bắt California, người ta chia tiểu bang này ra làm 3 miền Trung, Nam và Bắc giống như Việt Nam.
Hai đầu Nam và Bắc California chủ yếu là phát triển các ngành kinh tế tri thức, mặc dù đất đai trù phú và khí hậu ôn hòa hơn. Miền Trung California là vùng đất khô cằn, khí hậu khắt nghiệt lại là nơi phát triển nông nghiệp, và công nghiệp hóa dầu rất mạnh.
Chạy dọc theo xa lộ 101 xuyên suốt Bắc Nam Trung California tôi nói với bạn bè, sao không tìm mua 1 khoảng đất ở ven biển miền Trung, biết đâu lại có giếng dầu lộ thiên ở đây? Các bạn Mỹ bảo với tôi rằng, dầu có ở đâu thì chính phủ California và Liên Bang đã thăm dò, vẽ bản đồ hết rồi. Chỉ có những ông chủ Go West thời Nam và Tây tiến của nước Mỹ vào giữa, cuối thế kỷ XIX mới có đất, và có dầu nhờ cha ông mở cõi thôi.
Cứ khoảng vài chục cây số trên xa lộ liên bang 101, ta sẽ thấy những khu mỏ dầu hoặc khí gas đã và đang khai thác như thế này khắp miền Trung California.
Quả thật, dọc xa lộ 101 kéo dài cả tiểu bang từ Bắc, Trung và Nam California cứ đi vài chục cây số là có những giếng dầu, và những mỏ gas đã, và đang khai thác. Ngay cả, nếu bạn nhìn ra biển ở hướng Tây cũng thấy nhiều giàn khoan trên biển, giống như các giàn đáy đón cá trên biển ở miền Trung Việt Nam.
Các ngành công nghiệp ở California thì không cần phải nói, thì ai cũng phải kính nễ. Nào Công nghiệp hóa dầu và khai thác mỏ rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nào Thung lũng Silicon, nào Trung Tâm nghiên cứu và ứng dụng Hàng không Vũ trụ, nào là Kinh Đô điện ảnh Hollywood, nào những khu du lịch nổi tiếng như Cầu Cổng Vàng, rừng sinh thái, etc không kể siết.
Khoa học nông nghiệp nguyên thủy vì mội sinh
Cái đáng nói nhất là Thung lũng Trung tâm nông nghiệp của California, một vùng đất khô cằn sa mạc, nhưng với bàn tay con người, họ đã biến nó thành nơi trù phú, mà không ở đâu có được trên thế giới này. Từ sa mạc, và bán sa mạc, người California đã cải tạo đất, nước, và giống cây trồng để mùa hạ cung cấp cho cả nước Mỹ, và còn cung cấp dư thừa ra thế giới, còn mùa đông đến California cung cấp hoa quả và rau tươi cho 30% nước Mỹ, chỉ với 2% dân số California làm nông nghiệp. Và người ta tính, nếu 7% dân số California làm nông nghiệp, thì thực phẩm làm ra sẽ đủ nuôi toàn thế giới!
Vì thực tế cho những việc làm cho Go West Foundation, chúng tôi có những dự án về nông nghiệp và trồng rừng để gây quỹ thiện nguyện. Cho nên, chuyến đi này, tôi rất quan tâm về việc làm nông nghiệp của California. Đặc biệt, việc cải tạo đất của những ông chủ nông trại ở miền Trung California là việc tôi phải tìm hiểu.
Nói chuyện với anh bạn kỹ sư Canh Nông ở Trung California thuộc California State University - Sacramento, tôi hỏi về việc làm sao đất đai từ sa mạc hóa mà trở thành màu mỡ và trù phú như hôm nay? Anh ta bảo, California có đến 334 trường kể cả two year và four year Colleges được công nhận và có thâm niên làm khoa học. Những trường đại học là nơi làm ra quy trình cải tạo đất. Đặc biệt con đập Hoover là một đóng góp lớn để cho chuyển dòng chảy của sông Colorado giúp tưới tiêu và nước sạch sinh hoạt không chỉ California, mà còn cho cả những tiểu bang phía trong đất liền.
Khi đi thực tế mới biết việc cải tạo đất ở California là việc mà ngàn năm xưa con người đã làm. Đất đồi trọc, các chủ nông trang trồng cỏ. Họ trồng cỏ để nuôi trâu bò, ngựa, dê, etc vào mùa thu đông. Đến mùa hè sa mạc ở California, họ để khô cho cỏ chết, và họ đốt tạo tro mùn cho đất. Nông trường California thì mênh mông bạc ngàn. Mỗi chủ nông trại có đất đến hàng ngàn km2. Họ làm luân canh từng vị trí. Họ tạo đất mùn đen đặc thù bằng tro của cỏ sau 3-5 năm, thì họ bắt đầu canh tác đủ loại nông sản, thực phẩm, tùy theo loại nông sản mà họ chọn đất để làm ngắn ngày như rau củ, dài ngày như nho, táo, cherry, etc...
Nước cho canh tác là từ hồ nước ngọt nhân tạo của các hẻm núi. Họ làm đập ngăn giữ nước mưa và khe suối để cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt. Cả California có khoảng 3.000 hồ chứa nước ngọt, trong đó có 69 hồ lớn, để lo việc sinh hoạt và tưới tiêu cho 38 triệu dân. Có nhiều hồ nước ngọt nhân tạo nổi tiếng ở California như hồ Crystal Springs Lake chạy dọc theo xa lộ 101, nó bắt đầu từ xa lộ 280 chia cắt Bắc Cali với miến Trung và Nam Cali.
Crystal Springs Reservoir là một hồ nước ngọt nhân tạo. Nó hầu như lo việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, tưới tiêu cho bờ Tây cả Trung và Nam California. Ảnh của Aerial Archives
Phân cho trồng trọt ở California ngày nay hầu hết dùng đất đen mà các chủ nông trường tự tạo từ mùn cưa gỗ, từ tro của cỏ - tất cả là phân sinh học hoàn toàn. Nếu ai đã đi qua xa lộ 101, một dãi dài hơn 1.000km đồi trọc, sa mạc hóa trở thành những nông trường nho, cherry, táo, cam bạc ngàn xanh tốt giữa trời nắng nóng, hanh, khô của sa mạc mới thấy hết cái vĩ đại của việc làm nông nghiệp rất khoa học, nhưng rất nguyên thủy của các nhà nông California.
Anh kỹ sư canh nông nói với tôi rằng, khoa học nhất là vẫn phải quay về với đấu tranh sinh tồn của Darwin, để làm nông nghiệp - lấy nó nuôi trồng nó, và bảo vệ môi sinh.
Sản phẩm nông nghiệp của chủ nông trại làm ra thì đã có hợp đồng trước khi gieo trồng. Nó chính là sự đảm bảo giá, chất lượng, và thương hiệu của nông nghiệp Hoa Kỳ.
Hãy xem bộ phim 4 tập về: "Khám phá nước Mỹ". Tập 1 và 2 các bạn sẽ thấy các chủ nông trang làm thủy lợi và nông nghiệp như thế nào?
Bài học cho nông nghiệp Việt Nam
Câu chuyện nông nghiệp California chính là câu chuyện nói lên sự vĩ đại của nước Mỹ nói chung, và California nói riêng chứ không phải các Tập đoàn công nghệ thông tin, và điện ảnh, du lịch ở California là cái để Việt Nam chúng ta học hỏi, với một nước có thế mạnh khí hậu, thổ nhưỡng, và có khí hậu nhiệt đới vô cùng thuận lợi, khi nền văn hóa thuần nông, với 70% dân làm nông nghiệp, như Việt Nam.
Chúng ta vẫn cứ tự hào rằng chúng ta là nước xuất khẩu gạo số 1, số 2 thế giới, nhưng với 70% dân phải còng lưng ra làm hạt lúa rẻ mạc. Trong khi đó, chỉ 2% dân California làm nông nghiệp họ là những đại gia thực sự, chứ không phải là nông dân không có cơm ăn, và bị ép giá đến bỏ ruộng cày như chúng ta. Đây là bài toán, không chỉ là khoa học ở các trường đại học, mà còn là chính sách của nhà nước, và là bài học nhân cách của các tay cò nông nghiệp núp bóng tập đoàn nhà nước độc quyền ăn chia như Vinafood, và đảng cầm quyền độc tài ăn chia ở Việt Nam!
Tôi ước mơ trong số những người trẻ nhận học bổng tương lai của Go West Foundation sẽ có một nhân tài du học ngành nông nghiệp ở các trường đại học lâu đời miền Trung California, để sau này về cải tạo nền nông nghiệp nước nhà.
Tôi ước mơ trong số những người trẻ nhận học bổng tương lai của Go West Foundation sẽ có một nhân tài du học ngành nông nghiệp ở các trường đại học lâu đời miền Trung California, để sau này về cải tạo nền nông nghiệp nước nhà.
Asia Clinic, 13h58' ngày thứ Sáu, 05/9/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét