THÀY TRÒ TÔI ĐÀM ĐẠO VĂN CHƯƠNG (8)




Thưa thày!

Người xưa đã nói "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò",  trò Hương của thày ra trường đã 36 năm, nay đã 54 tuổi nên đã thành tinh, thành quỷ rồi. Ấy vậy nhưng mà trong việc trừ nợ, trò Hương không dám bịt miệng thày đâu ạ, chẳng qua chỉ vì trò thấy bở thì đào thôi. Nếu thày không muốn vậy thì trò Hương xin đính chính lại thế này: Những thư trước, thày đã trừ cho em rồi, không tính lại nữa. Tính từ truyện Phượng Hồng,  truyện nào thày khen thì phải được điểm cao. Truyện Phượng Hồng, thày khen làm em sướng mê, khó tính như thày mà đọc "thấy bâng khuâng lạ", thì thày trừ cho em 2 điểm chứ ạ. còn truyện Sóng ngầm, em tin là thày sẽ trừ 1 năm, vì có khen, có chê mà. Nhưng truyện này là truyện đầu tay, điểm yếu mà thày phê đã được thày chỉ ra rồi, rõ nhất là ở truyện Hồng Nhung, cũng vẫn là tật áp đạt của người viết thôi, tuy vậy cũng được thày khen nhẹ là có tính phát hiện, Vậy nên trừ nợ 1 năm. Tổng công là 8 năm. Còn 2 năm, em xin thày ghi nợ, Không biết khi nào mới trả được. Vài truyện ngắn nữa  em chưa đánh máy lại được. Nhưng em biết 2 truyện này, thày cũng phê nhiều, vì thiếu cái "Nham nhở", cái "lửng lơ". Em cứ nghĩ, tình huống trong đời thực thì nhiều, nhưng tại sao mình lại không hướng đến kết cục tốt đẹp, dẫn đến sự áp đặt khi giải quyết tình huống của truyện. Em gửi tiếp thày Truyện ngắn Chiều mưa, đó là tâm sự của người bạn gái học cùng lớp 10B của em đấy ạ.

Em chúc thày vui, khỏe ạ.



30/6/2010



"Chiều mưa"lại nhầm lẫn phông chữ rồi nên "trò Tuân" không đọc được
"Cô giáo" cứ phải kiểm tra thư trước và sau khi gửi thì mới không nhầm phông chữ được.
"Trò Tuân" chỉ trình bày quan niệm của "trò tuân" thôi. còn "cô giáo" thích vạch đường chỉ lối cho mọi người đọc một cách cụ thể và chu đáo thì "cô giáo" cứ viết theo kiểu của "cô giáo", biết đâu lại có nhiều người thích thì sao. Văn chương cũng chỉ là một "món ăn tinh thần" thôi.Có món rất ngon, rất quý nhưng nhiều người lại không thích, nhưng có món giá trị dinh dưỡng cũng tầm tầm thôi thì nhiều người lại thích. Điều quan trọng là có độc giả. Có độc giả thì người viết sẽ thành nhà văn (dù có thẻ hay không có thẻ). còn không có độc giả thì chẳng là gì hết. Nhưng theo "trò Tuân" thì " nhà văn" không nên làm tất cả mà chỉ nên làm một phần chủ yếu là khám phá và tái hiện lại một cách tập trung và sinh động nhất cái hiện thực cuộc sống mà mình đang quan tâm đến với tất cả những trải nghiệm và cảm hứng của mình. 
Còn lại, nên dành phần cho độc giả cùng khám phá và đồng sáng tạo với mình. Cứ phải "nham nhở" như cuộc sống ấy thì nó mới tự nhiên mà có tự nhiên thì mới thật, mới chân được. Còn phải "lửng lơ" tức là phải mở không gò ép độc giả vào một khuynh hướng hay một khuôn mẫu nào cả. Vả lại đọc văn là một công việc hoàn toàn tự nguyện và dân chủ. chẳng nhà văn nào bắt được người đọc phải đọc văn của mình cả. Cũng chẳng có một nhà văn nào bắt người đọc phải hiểu tác phẩm của mình như ý mình định nói cả. Người đọc chỉ mượn văn mình để tự đọc người ta thôi. Mà đã "không bắt" được thì tội gì người viết phải làm cái chuyện vạch đường chỉ hướng cho người ta làm gì? có phải là làm một việc thừa không? Trước một tác phẩm văn chương, ý kiến người đời thường rất khác nhau, và cũng không có ý kiến nào là ý kiến cuối cùng cả. Vấn đề là người viết có viết được những tác phấm để người đời quan tâm mà bàn tán hay không?
Xin chào cô giáo. Chúc cô giáo viết được nhiều tác phẩm hay và càng ngày càng có nhiều độc giả quan tâm theo dõi và bàn luận.
6/9/2014
Đỗ Đình Tuân
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét