KỶ NIỆM 400 NĂM NGÀY CÔNG GIÁO CÓ MẶT CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM


   Ngày 18.1 là ngày  kỷ niệm 400 năm ngày Ki-tô giáo nói chung và Công giáo nói riêng chính thức có mặt tại Việt Nam.
   Trước đó, từ thế kỷ 16 đã có nhiều giáo sỹ phương tây đến truyền đạo ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Năm 1615, Tòa Giám mục Macao cử đến Hội An một phái đoàn Dòng Tên để lập ra giáo đoàn Đàng Trong. Phái đoàn này gồm có giáo sĩ Francesco Bozomi, Diego Carvalho và 3 tu sĩ, trong đó có 2 tu sĩ người Nhật. Phái đoàn đặt chân lên Đà Nẵng ngày 18.01.1615 và lập ở đây ngôi nhà thờ đầu tiên. Cũng trong năm này, thành lập giáo xứ Hội An là giáo xứ đầu tiên của Việt Nam. Tại đây, hình thành các cộng đoàn Công giáo người Nhật, người Hoa và người Việt. Cũng tại đây, các giáo sỹ Bồ Đào Nha và Pháp đã học tiếng Việt và từng bước hình thành chữ quốc ngữ với sự giúp đở của các nho sỹ theo Công giáo.
   Tại Việt Nam, Công giáo là tôn giáo đến muộn so với Phật, Khổng, Lão và thường là nạn nhân của các va chạm văn hóa, phong tục giữa đông và tây. Các chúa ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thường xuyên có các chỉ dụ cấm đạo, gay gắt nhất là dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Số người bị giết chết vì đạo ước tính chừng một trăm nghìn người.
Đến thời Pháp thuộc, Công giáo được (hay bị) nâng đở, và lần này là nạn nhân khi bị gán là “theo tây”.
   Với bản tính KHOAN DUNG TÔN GIÁO của người Việt, những va chạm tôn giáo thực chất là phần nổi của các va chạm chính trị, mà các cuộc cấm đạo gay gắt dưới thời Minh Mạng và Tự Đức cho thấy điều đó.
Hiện nay, tính đến năm 2008, số lượng tín đồ Công giáo VN là 6.18 triệu người, chiếm 7.2 % dân số Việt Nam, hầu như đã hòa nhập vào dòng chảy của dân tộc. Mong rằng lòng KHOAN DUNG TÔN GIÁO sẽ triển nở ngay trong lòng những tín đồ Công giáo khi nhìn về các tôn giáo bạn.

Đà nẵng, ngày 18 tháng 01 năm 2015
Vũ Đông Thám K7
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét