Sưu tầm trên trang Bảo Mai (baomai.blogspot.com):
Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra hôm qua.
Báo Tuổi Trẻ trích khuyến cáo của IDF nói trong số khoảng 3,3 triệu người Việt đang bị bệnh tiểu đường có sự góp mặt ngày càng đông của giới trẻ và số ca tiểu đường gia tăng nhanh chóng không chỉ ở thành thị hay các khu công nghiệp mà cả ở các vùng núi.
Cứ 5 ca tiểu đường trên thế giới thì có 4 ca xuất phát từ các nước đang phát triển, và Việt Nam, một trong những quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, đang dẫn đầu khu vực về số bệnh nhân tiểu đường.
Theo thống kê, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.
Giới chuyên môn trong nước nói các yếu tố phát sinh từ lối sống như tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn trao đổi chất, và thiếu tập thể dục đã khiến số người bị tiểu đường loại 2 gia tăng.
Truyền thông trong nước cho hay theo một thống kê hồi tháng trước, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.
TPHCM là khu vực có nhiều người bị tiểu đường nhất. Trong 10 năm qua, số ca bị tiểu đường trong thành phố gia tăng ở mức báo động là 300%.
Theo Tân Hoa xã, 65% bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam không được chẩn đoán chính thức trong khi đa phần những người đã được chẩn đoán chưa được điều trị đúng mức.
Tiểu đường là nguyên nhân gây chết người hàng thứ tư trên thế giới, làm giảm tuổi thọ con người từ 5 tới 10 năm.
Trên toàn cầu, cứ 6 giây có 1 người tử vong vì tiểu đường và cứ 20 giây lại có một người bị cắt cụt chân-tay vì biến chứng phức tạp của căn bệnh chết người này.
Tiểu đường làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như mù mắt hay suy thận, suy tim.
Giới chuyên môn nói tiểu đường có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị sớm, ăn uống lành mạnh, và rèn luyện thể chất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét