DYNOMAK MẶT TRỜI NHÂN TẠO LÀM RA NĂNG LƯỢNG SẠCH

Ngày 17 tháng Mười năm 2014 vừa qua, tại Hội nghị khoa học Vật lý toàn cầu tổ chức ở cơ quan năng lượng nguyên tử Saint Petersburg của nước Nga, một báo cáo thiết kế động cơ Dynomak của giáo sư Thomas R. Jarboe cùng cộng sự là nghiên cứu sinh Derek Sutherland thuộc khoa Vật Lý của University of Washington, bang Washington ở bờ Tây nước Mỹ, đã trình bày một động cơ có tên là dynomak. Dynomak được xem là mặt trời nhân tạo sinh ra nguồn năng lượng nhiệt hạch tách từ nước của các phân tử Helium và Hydro.

Động cơ Dynomak tạo ra phản ứng nhiệt hạch như một mặt trời nhân tạo. Ảnh của University of Washington

Trước đó, ngày 08/10/2014 trên tập san Vật lý học hàng đầu thế giới và trên website của University of Washington đồng loạt đăng bài viết về Dynomak: UW: fusion reactor concept could be cheaper than coal - University of Washington: Lý thuyết lò phản ứng nhiệt hạch có thể rẻ hơn dùng than đá.

Phản ứng nhiệt hạch có cùng bản chất với phản ứng hạt nhân, nhưng không sinh ra phóng xạ gây hại sự sống, mà chỉ sinh ra năng lượng nhiệt không gây hiệu ứng nhà kính, không ảnh hưởng môi trường.

Đây là kết quả của nửa thế kỷ của một dự án tốn đến hơn 5 tỷ Euro do các nhà khoa học Đức đã đề xuất cho tình hình an ninh năng lượng toàn cầu từ năm 1964. Hầu hết các hãng năng lượng lớn trên thế giới đều đóng góp tham gia, và có nhiều trung tâm nghiên cứu ở các trường đại học của các quốc gia cùng tham gia như Mỹ, Nga, EU, Nhật, Trung Quốc, Ấn, Hàn Quốc, với hy vọng tạo ra một mặt trời nhân tạo sản sinh ra nguồn năng lượng nhiệt hạch sạch với môi sinh.

Năm mươi năm qua, 2 khó khăn lớn nhất là làm sao tạo ra một lò phản ứng nhiệt hạch có giá trị thực tế là:

1. Lò phản ứng phải có giá thành rẻ hơn một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than cùng công suất.

2. Lò phản ứng phải chịu đựng được nhiệt độ và áp suất cao để làm ra hydro và helium tan chảy thành plasma. Sau đó là lò phải giữ được điều kiện nhiệt hạch để plasma được tạo ra phản ứng nhiệt hạch phóng thích năng lượng như mặt trời và các hành tinh tạo ra năng lượng của nó. 

GS Thomas R. Jarboe với lò phản ứng nhiệt hạch Dynomak.

Dưới mô hình của GS hàng không vũ trụ Thomas R. Jarboe có sẵn, nghiên cứu sinh Derek Sutherland được đào tạo thiết kế lò phản ứng hạt nhân từ MIT - Massachusetts Institute of Technology - đã hoàn thiện Dynomak để nó đáp ứng được 2 yêu cầu trên.

Các thành viên khác của đội ngũ thiết kế UW gồm Kyle Morgan khoa vật lý; Eric Lavine, Michal Hughes, George Marklin, Chris Hansen, Brian Victor, Michael Pfaff, và Aaron Hossack của khoa hàng không và du hành vũ trụ; Brian Nelson kỹ thuật điện; và, 2 người trước đây thuộc WU là Yu Kamikawa và Phillip Andrist.

Theo các nhà khoa học chỉ trong 2 thập niên tới, những gì trong phòng thí nghiệm hôm nay sẽ được áp dụng thực tế cuộc sống. Nó sẽ là nguồn năng lượng vô tận, không gây ảnh hưởng môi trường, có giá thành rẻ phục vụ cho con người. 

Các nhà nghiên cứu UW làm một bài toán đơn giản là, một nhà máy điện nhiệt hạch sản xuất 1 gigawatt (1 tỷ watt) sẽ có chi phí 2.7 tỷ đô la, trong khi một nhà máy điện chạy bằng than có cùng một sản lượng sẽ có chi phí 2,8 tỷ USD, theo như mô hình của họ đang làm hiện nay. Nhưng nhà máy điện nhiệt hạch của họ lại không tiêu tốn gì khác ngoài chỉ một ít nước để tạo ra phản ứng nhiệt hạch!

Hết vắt đá ra dầu để không còn phụ thuộc năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, nay các nhà khoa học Mỹ vắt nước ra điện để phục vụ nhân sinh. Có lẽ, nền chính trị và văn hóa dễ thay đổi của nước Mỹ sẽ còn là đại ca toàn cầu không chỉ 1 thế kỷ nữa?

Hy vọng của nhân loại không còn lo lắng đển hủy hoại môi sinh đã được mở cửa. Một thời đại mới không còn lo một ngày nào đó, than đá và dầu hỏa cạn kiệt đã có thể được gác lại. Và giá dầu thế giới tiếp tục rớt giá để các quốc gia không sáng tạo, mà chỉ biết ăn bám vào tài nguyên ông cha để lại mãi làm thân nô lệ cho ngoại bang giày xéo.

Asia Clinic, 15h38' ngày thứ Ba, 16/12/2014

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét