Anh Đỗ Xuân Quang sưu tầm giới thiệu đến anh chị :Những nơi bạn có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia
Trên thế giới vẫn tồn tại các đường biên giới hòa bình khiến nhiều du khách khi ghé thăm đều thích thú chụp ảnh trong tư thế hai chân đứng ở hai đất nước khác nhau
Bỉ và Hà Lan nổi tiếng với đường biên giới zích zắc. Vì vậy mà nhiều du khách khi đến đây đều cố gắng chụp một bức ảnh làm kỷ niệm, ghi lại hình ảnh của chính mình với tư thế mỗi chân đặt trên một đất nước khác nhau. |
Một du khách chụp ảnh tạo dáng khi cùng lúc đứng trên hai đất nước Thụy Điển - Na Uy. |
Chỉ cần một bước nhỏ, người đàn ông này có thể đứng cùng lúc tại hai quốc gia Mỹ - Canada. |
Công dân hai nước dùng luôn đường biên giới Mexico - Mỹ làm lưới chơi bóng chuyền. |
Người đàn ông này cũng đang đứng trên hai quốc gia Đức và Hà Lan. |
Danh giới giữa Thụy Sĩ và Italy chỉ cách nhau chưa đến một bước chân. |
Đứng tại địa điểm này, du khách có thể cùng lúc có mặt trên 3 đất nước: Bỉ, Hà Lan và Đức. |
Ranh giới Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chỉ cách nhau một bước chân. |
Chỉ cần đứng ở những vị trí khác nhau quanh 3 chiếc bàn này, bạn sẽ được tính là từng đặt chân tới 3 quốc gia Áo, Slovakia, Hungary. |
Biên giới giữa hai nước Ấn Độ - Trung Quốc. |
Khi đứng tại Cape Agulhas, bạn sẽ có cơ hội cùng lúc xuất hiện ở hai biển lớn: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Bỉ - Hà Lan Baarle - Nassau là khu tự trị ở Hà Lan có đường biên giới chung với thành phố tự trị Baarle-Hertog của Bỉ và hai bên được chia tách khá phức tạp. Đường biên giới được phân chia bằng các vạch chữ thập màu trắng vẽ trên mặt đất, chạy theo hình zíc zắc khắp phố phường, xuyên qua cả nhà cửa, vườn tược. Vì vậy có những ngôi nhà bị phân chia làm đôi, một nửa nằm ở Hà Lan, nửa còn lại nằm trên đất Bỉ.
Paraguay - Argentina - Brazil Ba quốc gia này có đường biên giới tự nhiên được tạo bởi điểm giao nhau giữa hai con sông Iguazu và Parana. "Ngã ba biên giới" này cũng là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan hàng năm bởi địa thế độc đáo.
Ấn Độ - Pakistan Đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan được báo chí quốc tế mệnh danh là "đường biên giới nguy hiểm nhất". Hai quốc gia trên có lịch sử tranh chấp lâu đời, vì vậy nên đường biên gưới này được chiếu sáng bằng đèn pha với lý do an ninh. Ánh đèn pha này được phát sáng mạnh đến mức đường biên này có thể nhìn thấy từ vũ trụ.
Nga - Mỹ Đường biên giới Nga - Mỹ chính là khoảng cách giữa hai hòn đảo Diomede ở eo biển Bering. Đảo Little Diomede có dân số 146 người thuộc Mỹ còn Big Diomede không có người ở thuộc Nga. Hai hòn đảo này cách nhau khoảng 4 km nhưng lại có hai múi giờ khác nhau. Nếu ở Little Diomede là 9h sáng ngày thứ bảy, thì Big Diomede là 6h sáng ngày chủ nhật. Vì vậy người dân ở Little Diomede khi nhìn sang Big Diomede, họ không chỉ đơn giản là nhìn sang một quốc gia khác mà họ còn "nhìn vào ngày mai".
Biên giới Á - Âu Yekaterinberg là thành phố của Nga, nằm ở Urals - nơi có đường biên giới chia cách hai châu lục Á - Âu bởi Nga là quốc gia nằm ở cả hai châu lục này. Thủ đô Moscow nằm ở phần lãnh thổ châu Âu.
Haiti - Cộng hòa Dominica Nhìn từ trên cao, du khách rất dễ nhận ra đường biên giới chia cắt hai đất nước Haiti và Dominica. Nếu Dominica được phủ xanh bởi cây cối thì Haiti lại là những vùng đất khô cằn. Sở dĩ có sự đối lập này là bởi chính phủ Dominica đã có những biện pháp rất cứng rắn trong việc bảo vệ các khu rừng của mình, trong khi Haiti thì không.
|
Nhà ga dẫn xuống thăm đường hầm số ba, một trong số đường hầm do Triều Tiên đào phục vụ cho công cuộc xâm nhập Hàn Quốc. Khách phải đội mũ bảo hộ đi bộ hoặc đi thang máy xuống. Càng xuống sâu, bạn càng cảm thấy lạnh và có cả nước rơi. Đoạn cuối đường hầm chặn bởi lưới sắt và tường bê tông. Trước có lính gác ở đây nhưng giờ được thay bởi hệ thống camera quan sát. Khoảng cách từ đây tới đừng biên giới là 435m. Đường hầm số ba dài 1.635m, rộng 2m, cao 2m, cho phép 30.000 quân vũ trang di chuyển. Thời gian thăm quan khoảng 30 phút. Tác phẩm điêu khắc "Một thế giới" bên ngoài khu nhà ga thể hiện ước nguyện thống nhất đất nước của người dân hai nước. |
Đầu máy của chiếc xe lửa bị đánh bom khi trên đường đến Bình Nhưỡng ở trạm Jangdan. Đó cũng là chuyến tàu cuối cùng trước khi hai miền bị chia cắt. |
Chuyến tàu hòa bình đi từ Seoul tới khu DMZ phục vụ du lịch mất khoảng hơn 1 tiếng. Ga Dorasan là điểm đến cuối cùng. Trên hành trình, bạn có thể dừng chân ở các địa danh quan trọng của khu DMZ. |
Trạm gác nằm ngay cạnh cây cầu cũ bị phá hủy và cây cầu mới được xây dựng lại. Khi tới khu DMZ, bạn không được chụp hình binh lính đang làm nhiệm vụ. Nếu muốn lưu lại kỷ niệm, bạn có thể đề nghị chụp ảnh cùng những người lính làm nhiệm vụ hướng dẫn viên tại các điểm tham quan. |
Hàng rào thép gai với những dải băng nguyện cầu bình an của người dân Hàn Quốc. |
Các du khách cũng ghi lại lời chúc và mốc thời gian đặt chân tới vùng đất lịch sử này. |
Khu vực quan sát sang phía Triều Tiên. Từ đây, bạn có thể nhìn thấy khu công nghiệp Kaesong ở lãnh thổ Triều Tiên. Người Hàn Quốc đã xây dựng các nhà máy ở đây, tạo thêm việc làm và thu nhập cho các công nhân Triều Tiên. |
Quả chuông Hòa Bình được đánh vào những dịp đặc biệt với nguyện ước, người dân hai nước đều có thể nghe thấy. |
Bức tường gắn đá của những vùng đất từng trải qua chiến tranh. Hòn đá lấy từ Việt Nam mang số 81. |
Cây cầu Tự Do được làm bằng gỗ bắc qua dòng sông Imjingang chảy từ Triều Tiên xuống Hàn Quốc. Tổng thống Lee Seung Man đặt tên cây cầu như vậy sau khi các tù nhân của cuộc chiến được trả tự do năm 1953. Họ được đưa đến bằng xe rồi đi bộ qua cầu. |
Trải qua hàng chục năm, khu phi quân sự đã trở thành khu thiên nhiên hoang dã phong phú, cây cối xanh tươi, có nhiều loại động vật quý hiếm. |
Trong khu này còn có cả công viên Hòa Bình Dorasan với cây xanh ngắt, các tác phẩm điêu khắc và những triển lãm tranh. |
Bạn có thể tham gia vào việc xây dựng, làm đẹp công viên bằng cách trang trí cho những ô gạch để gắn lên tường. Các du khách đã viết ước nguyện, tô những hình ảnh rực rỡ cầu mong điều tốt lành cho Triều Tiên, Hàn Quốc và cả thế giới. Suối nguồn AET sưu tầm |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét