7 Hội Thánh nói đến trong sách Khải Huyền

7 Hội Thánh nói đến trong sách Khải Huyền 


Qua sách tiên tri Khải huyền này, cũng nói cho chúng ta thấy được những độc giả đầu tiên của sách là 7 hội thánh. Và tôi tin những điều mà Chúa nói cá nhân cho 7 Hội Thánh này cũng có bài học quan trọng cho Hội Thánh và những tín hữu trong Hội Thánh ngày nay- Thời kỳ cuối cùng vì “một chấm một nét cũng chẳng qua được cho đến khi mọi sự đã được trọn”_ Ma-thi-ơ 5: 18:

+ Hình ảnh Chúa Giê-xu ở giữa 7 chân đèn bằng vàng (Khải 1: 13), bảy ngôi sao của bảy chân đèn bằng vàng tức là bảy thiên sứ của 7 Hội Thánh đang trong sự quản trị của Ngài, trong “tay hữu Ngài”. Khải 2: 20.
àVàng là biểu tượng  quý giá nhất, là của báu vật (Mat 2: 11). Bảy chân đền bằng vàng, thật là quý giá. Hội Thánh thật là quý báu trước mặt Ngài. Ngài chân trọng quan tâm, nâng đỡ nó, và cũng kiện toàn, chỉnh sửa cho nó được hoàn thiện hơn, có thẩm quyền tuyệt đối trên nó. Hay nói chính Ngài là Đấng Kiện Toàn Hội Thánh của Ngài trong những ngày sau cùng trong chức vụ Đức Thánh Linh.

Vị trí bảy Hội Thánh được nhắc đến trong sách Khải huyền


+ Bài học qua 7 Hội Thánh mà Chúa đã bày tỏ trong Khải đoạn 2: 1- 3: 22

-          Hội Thánh Ê-phê-sô (2: 1- 7) Chúa khen họ(c2- 3): (1)về những công việc khó nhọc của Hội Thánh, sự nhịn nhục của Hội Thánh có nghĩa là Hội Thánh tại Ê-phê-sô đã làm công việc Chúa ngay trong những hoàn cảnh khó khăn, làm với lòng nhịn nhục. (2) Hội thánh không dung túng cho kẻ ác … nghĩa là Hội Thánh  Ê-phê-sô rất sâu nhiệm lời Chúa, không thể bị lừa dối bởi đạo lạc. Hội Thánh nhịn nhục và chịu khó không mệt nhọc chút nào, có nghĩa là Hội Thánh hết lòng trung tín, bền lòng, làm công việc Chúa. Chúa trách họ (c 4) Chúa trách họ không giữ được lòng kính mến Chúa như đã có lúc ban đầu. Điều này không phải HT không làm công việc Chúa, mà họ có làm nhưng làm không vì mục đích duy nhất là lòng yêu mến Chúa, họ có thể làm với mục đích khác nào đó (I Phi 5: 2- 3). Chúa chỉnh sửa cho họ (c 5): Hãy ăn năn nhen lại tình yêu ban đầu. Chúa muốn Hội Thánh và các tín hữu làm việc công Chúa, … với tấm lòng yêu mến Chúa của mình chứ không phải mục đích nào khác.

-          Hội Thánh Si-mec-nơ (2: 8- 11) Không có điều gì để Chúa tán dương họ. Chúa khích lệ họ rằng Chúa luôn quan tâm họ, Chúa biết sự khốn khó nghèo thiếu, những lời gièm pha của hội quỷ sa tan (c 9). Và Chúa khuyên họ rằng chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ, khá trung tín trong cảnh bắt bớ (C 10- 11). Qua đây, trong những ngày cuối cùng có sự hoạn nạn, thử thách nhiều là người tin Chúa hãy trung tín và chớ ngại về sự chịu khổ đó.

-          Hội Thánh Bẹc giăm (2: 12- 17): Chúa khen họ (c 13): Mặc dù Hội Thánh được thành lập trên “ngôi của các quỷ Sa-tan, là nơi ở của Sa-tan” nhưng họ đã vững lòng tôn danh Chúa, tín hữu không chối bỏ đạo Ngài và còn trung tín [tuận đạo – “đã bị giết’] vì cớ Ngài. Lời trách (c14- 15): Trong Hội Thánh đã có người theo đạo Ba-la-am, cám dỗ một số người tin Chúa trong Hội Thánh ăn thịt cúng thờ thần tượng và làm điều dâm loạn. Và có sự phân chia của đạo Ni-cô-la. Đây là những giáo lý bị thoả hiệp với tinh thần của thế gian. Sửa sai (c16): Hay ăn năn đi. Ngày nay, Hội Thánh của Chúa cũng đang đứng trước sự cám dỗ thoả hiệp với tinh thần thế gian, như ăn đồ cúng, sự chia rẽ  tín đồ giàu nghèo, đồng ý hôn nhân đồng tính, … Bạn hãy cùng tâm tình và sự thúc bách của Chúa cho Hội Thánh Bẹc giăm, hãy ăn năn và từ bỏ chúng, đừng làm nữa thì được tha thứ.

-          Hội Thánh Thi-a-ti-rơ (2: 18- 29) Chúa tán dương (c 19):  Hội Thánh có ‘lòng yêu thương’, là Hội Thánh phải có tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, Hội Thánh bạn đã có chưa, bạn có tinh thần này chưa? Hội Thánh có ‘đức tin’, có thế Hội thánh có ân tứ của Chúa ban cho. Hội  thánh ‘trung tín hầu việc Chúa’ có nghĩa Hội Thánh làm công việc Chúa không tuỳ hứng, có lệ, theo cảm xúc vui buồn. Hội Thánh ‘ có lòng nhịn nhục’ nghĩa là Hội Thánh cũng có những thử thách, hoạn nạn, bắt bớ, nhưng vì cớ Chúa vẫn chịu đựng. Hội Thánh ‘có công việc sau rốt nhiều hơn ban đầu’ nghĩa là HT có những kế hoạch mở mang. Lời trách (c 20):  cho phép sự đồi bại của người nữ Giê-sa-bên: là giáo sư giả, dụ người phạm tà dâm, ăn đồ cúng thờ thần tượng. Hãy ăn năn. Liệu có khi nào Hội Thánh ngày nay đang dung dưỡng giáo sư giả không, các giáo sư giả trong ngày cuối cùng rất nhiều, sự phạm tội tà dâm cũng đã xâm nhập vào trong các Hội Thánh,…?

-          Hội thánh Sạt-đe (3: 1- 6) Là Hội Thánh có tiếng sống mà là chết. Đây là Hội Thánh đang được an toàn trong tổ chức tôn giáo với tài chính không thiếu, nhân tài không thiếu, nhưng họ lại không dám bước đến với tội nhân nói về Chúa, không còn tin vào sự thẩm quyền của Kinh Thánh, quyền năng của Đức Thánh Linh. “vì công việc của Hội Thánh không còn trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời. Hội Thánh không tỉnh thức, tỉnh thức trông chờ ngày Chúa tái lâm, tỉnh thức thể hiện đức tin vì “đức tin không sanh ra việc làm thì tự mình nó chết” ( Gia-cơ 2:17) và Chúa trông chờ chúng ta bảy tỏ sự tận hiến, lòng yêu thương và sự phục vụ của chúng ta. Có như vậy Hội Thánh mới nhận được  vinh dự mặc áo trắng và có tên trong sách sự sống.

-          Hội Thánh Phi-la-đen-phi (3: 7- 13) là Hội Thánh  có ít năng lực nhưng đã giữ  vững đạo, nhịn nhục trong cơn thử thách, và không chối danh Chúa. (c8) Chúa tán dương họ những những phẩm chất Hội Thánh đã có, và đây cũng là Hội Thánh thứ hai (thứ nhất là HT Si-mec-nơ) mà Chúa không khuyên họ ăn năn. Chúa chỉ khuyên hội hãy “giữ lấy điều ngươi có, hầu cho không ai cất lấy mão triều thiên của người”( c11). Đây cũng là gương mẫu Hội Thánh và các tín hữu noi theo.


-          Hội Thánh Lao-đi-xê (3: 14- 22) trái với Hội Thánh Phi-len-phi thì Hội Thánh này không có một điều nào để Chúa tán dương cả, nhưng qua sự quở trách và lời khuyên của Ngài cho Hội Thánh này thì tín hữu có thể rút ra bài học cho đời sống của mình với Chúa. Lời Chúa trách (3: 15- 16): Chúa khẳng định Hội Thánh này “hâm hẩm, không lạnh cũng không nóng”. Đây là Hội Thánh không có ích, có đúng ý nghĩa của  Chúa;  nếu với sự bảo quản của thực phẩm như cá, thịt. Hoặc chúng nấu đủ nóng cho chín, hoặc cho động lạnh để giữ được. Nếu không đủ nóng, hoặc không đủ lạnh đông cứng, thì thực phẩm sẽ bị hư hoại, ươn thối. Họ bị vậy bởi đâu? Bởi sự kêu ngạo của họ, tự mãn khiến họ đến đui mù, và đi vào chỗ tự tiêu diệt ( c17). Thật như KT đã nói: ‘sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, tính tự cao đi trước sự sa ngã (Cham 16: 18). Hậu quả của họ, nếu họ không ăn năn Chúa sẽ “nhả họ ra”= không còn sự quan tâm, quan phòng, bảo vệ nữa. Cậy sự giàu có, cậy chiếc áo công bình riêng, sự chăm vào thế gian sẽ đánh mất sự cứu rỗi của bạn. Vậy hãy ăn năn và hãy quay trở lại với Chúa và mở cửa lòng để đón Ngài làm chủ cho cuộc đời mình (Khải 3: 20).


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét