Bài 34 (016)
Tân thu ngẫu hứng
新秋偶興 | Tân thu ngẫu hứng |
江城一臥閱三周 | Giang thành (1) nhất ngọa duyệt tam chu |
北望家鄉天盡頭 | Bắc vọng gia hương thiên tận đầu |
麗水錦山皆是客 | Lệ Thủy (2) Cẩm Sơn (2) giai thị khách |
白雲紅樹不勝秋 | Bạch vân hồng thụ bất thăng thu |
此身已作樊籠物 | Thử thân dĩ tác phàn lung vật |
何處重尋汗漫遊 | Hà xứ trùng tầm cán mạn du |
莫向天涯嘆淪落 | Mạc hướng thiên nhai thán luân lạc |
何南今是帝王州 | Hà Nam kim thị đế vương châu (3) |
Dịch nghĩa: Đầu thu tình cờ hứng bút
Nằm ở thành bên sông chốc đã ba năm tròn
Trông về bắc quê nhà ở tận cuối trời
Ở Lệ Thủy, Cẩm Sơn vẫn chỉ là khách
Mây trắng cây hồng bao xiết vẻ thu
Thân này đã làm vật trong lồng trong chậu
Còn tìm đâu lại cuộc chơi phóng đãng
Chớ nhìn chân trời mà than thân lưu lạc
Phía nam sông nay đã là đất của vua rồi.
Dịch thơ: Tân thu ngẫu hứng
Giang thành chốc đã mấy năm trôi
Phía bắc quê xa mãi cuối trời
Lệ Thủy Cấm Sơn mình khách trọ
Cây hồng mây trắng vẻ thu phơi
Thân này thành vật trong lồng chậu
Còn kiếm sao đây những cuộc chơi ?
Lưu lạc chân tời đừng oán thán
Nam sông nay cũng đất vua rồi.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích:
(1) Giang thành: Thành bên sông. Đây là thành Động Hải bên sông Nhật Lệ, tức là thành Quảng Bình hiện giờ. Tại Quảng Bình, Nguyễn Du làm Cai Bạ gần bốn năm, từ 1809 đến 1813. Vậy bài này làm khoảng 1811-1812.
(2) Lệ Thủy, Cẩm Sơn: Sông Nhật Lệ và núi Cẩm Lý. Sông Nhật Lệ chảy ngang qua tỉnh lỵ, núi Cẩm Lý ở nơi ranh giới. Núi Cẩm Lý còn có tên là Ngân Sơn. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép rằng: "Xưa có người leo núi bị lạc đường, thoạt thấy một hòn núi sản xuất toàn bạch ngân, rất lấy làm lạ. Lúc trở về nói lại cùng người làng, rồi dẫn nhau theo đường cũ tìm lên núi thì mù mịt không thấy lối đi". Sách Ô Châu Cận Lục nói rằng: "Cẩm Lý chung linh, túc dĩ sản bạch ngân chi dị". Nghĩa là "Núi Cẩm Lý un đúc khí linh, nên sinh ra bạc trắng rất lạ". Đó là nói về núi này.
(3) Đế vương châu: Quảng Bình lúc bấy giờ là một trong bốn dinh lệ thuộc Kinh sư. Đế vương châu tức Kinh sư. Trong bài này tác giả tỏ ý chán việc làm quan muốn trở về vườn nhưng không thể về được vì tấm thân đã trở thành "chim lồng cá chậu" rồi. Rồi lại mượn cảnh Quảng Bình đã thuộc về Kinh sư, để ngụ ý rằng: "Thôi đừng than thở nữa, dù có về vườn cũng ở trong đất nhà vua. Tránh đâu cho khỏi nắng".
(1) Giang thành: Thành bên sông. Đây là thành Động Hải bên sông Nhật Lệ, tức là thành Quảng Bình hiện giờ. Tại Quảng Bình, Nguyễn Du làm Cai Bạ gần bốn năm, từ 1809 đến 1813. Vậy bài này làm khoảng 1811-1812.
(2) Lệ Thủy, Cẩm Sơn: Sông Nhật Lệ và núi Cẩm Lý. Sông Nhật Lệ chảy ngang qua tỉnh lỵ, núi Cẩm Lý ở nơi ranh giới. Núi Cẩm Lý còn có tên là Ngân Sơn. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép rằng: "Xưa có người leo núi bị lạc đường, thoạt thấy một hòn núi sản xuất toàn bạch ngân, rất lấy làm lạ. Lúc trở về nói lại cùng người làng, rồi dẫn nhau theo đường cũ tìm lên núi thì mù mịt không thấy lối đi". Sách Ô Châu Cận Lục nói rằng: "Cẩm Lý chung linh, túc dĩ sản bạch ngân chi dị". Nghĩa là "Núi Cẩm Lý un đúc khí linh, nên sinh ra bạc trắng rất lạ". Đó là nói về núi này.
(3) Đế vương châu: Quảng Bình lúc bấy giờ là một trong bốn dinh lệ thuộc Kinh sư. Đế vương châu tức Kinh sư. Trong bài này tác giả tỏ ý chán việc làm quan muốn trở về vườn nhưng không thể về được vì tấm thân đã trở thành "chim lồng cá chậu" rồi. Rồi lại mượn cảnh Quảng Bình đã thuộc về Kinh sư, để ngụ ý rằng: "Thôi đừng than thở nữa, dù có về vườn cũng ở trong đất nhà vua. Tránh đâu cho khỏi nắng".
25/5/2014
Đỗ Đình Tuân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét