Lãnh vực thứ nhất: Tội lỗi trong tư tưởng và thái độ



LÃNH VỰC THỨ NHẤT:
TỘI LỖI TRONG TƯ TƯỞNG VÀ THÁI ĐỘ

  Chúng ta bắt đầu với những tội lỗi của tấm lòng và tâm trí. Theo Kinh Thánh thì tội lỗi bắt đầu từ trong tấm lòng và tâm trí,“Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn.” (Math 15:19)
 
Nếu tất cả tư tưởng và thái độ của chúng ta chưa ở dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được sự đầy dẫy sự sống với Đấng Christ. Thật vậy, việc Satan bắn các tư tưởng bất chính, tội lỗi vào tâm trí chúng ta không phải là việc ngẫu nhiên. Sa-tan biết rằng nếu phát triển được những đồn lũy trong tư tưởng chúng ta, nó có thể dễ dàng dẫn chúng ta vào trong tội lỗi và phân cách chúng ta ra khỏi quyền năng của Đức Chúa Trời.

Theo Châm ngôn 23:7 “Hắn tưởng trong lòng thế nào, thì hắn quả thế ấy”, Chúa cho chúng ta thấy rằng việc đầu hàng tâm trí chúng ta cho Chúa Jesus là một việc vô cùng quan trọng.

Bạn hãy suy gẫm các câu Kinh thánh sau đây với tinh thần cầu nguyện, rồi thành thật trả lời tất cả những câu hỏi. Nếu bạn hoàn toàn thành thật trong việc xưng nhận tội lỗi của mình, Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn tẩy sạch và biến đổi tâm trí của bạn. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có thể được đầy dẫy Đức Chúa Trời khi bạn sẵn sàng dốc đổ tất cả.
1.”... đánh đổ các lý luận, mọi sự tự cao nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ.” (II Côr 10:5)

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Có phải tâm trí bạn đầy dẫy tư tưởng của Đấng Christ
 hay đầy dẫy những tư tưởng của thế gian?

b. Có phải bạn suy nghĩ nhiều về công việc làm ăn và thì giờ giải trí hơn là về sự tăng trưởng thuộc linh và phục vụ Đấng Christ hay không?

c. Có phải tâm trí bạn thường đầy những tư tưởng ô uế không?  

d. Có phải bạn bị tiêm nhiễm bởi những tư tưởng sợ hãi và
 nóng giận không?

Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận để nhận thức được: loại tư tưởng nào đang cư trú trong tâm trí bạn. Hãy viết xuống những mẫu hình tội lỗi nào Đức Chúa Trời bày tỏ ra để cho bạn chú ý. Bạn hãy cầu xin Chúa tha thứ từng tội một và tin cậy Chúa để Ngài đổi mới tâm trí của bạn. 
         
Hãy quyết tâm bắt mỗi tư tưởng làm tù binh (phu tù) của Đức Chúa Jesus Christ.

2.”Nhưng ta nói cùng các ngươi, hễ ai nhìn đàn bà mà động tình ham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi.” (Math 5:28)

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Có phải những tư tưởng đầy tham dục, ô uế thường xâm chiếm tâm trí của bạn không?

b. Bạn có xem chương trình T.V hay phim ảnh làm khích động tư tưởng và cảm xúc không đúng đắn không?

c. Bạn có ý thức được những tư tưởng nào hay động cơ nào là ô uế, không trong sạch không?

d. Bạn thường có những tư tưởng có thể khiến bạn phải xấu hổ khi bị người khác biết không?

e. Bạn có mắt hay nhìn vớ vẩn, hết nhìn cái này đến cái khác không?
 Khi biết mình được Đức Chúa Trời cáo trách, bạn hãy xưng nhận tội đó ra một cách tỉ mỉ cụ thể. Bạn hãy quyết định phải làm gì đểõ thay đổi tư tưởng của mình và để loại trừ các “mẫu hình tội lỗi”. Hãy nêu ra những thay đổi mà bạn cần phải thực hiện một cách rõ ràng rành mạch.

3.”Nếu anh em được sống lại cùng với Đấng Christ, hãy tìm kiếm những điều ở trên, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên, đừng yêu mến những điều thuộc về đất.” (Côlôse 3:1- 3)

 Tất nhiên, Chúa Jesus Christ và công việc của Ngài phải chiếm hữu chỗ quan trọng nhất trong tư tưởng và các thứ chúng ta ưa thích. Chúa Jesus dạy chúng ta phải yêu Ngài với tất cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí và sức lực của chúng ta (Math 22:37) Nếu Đấng Christ thật sự là niềm say mê của bạn thì tâm trí bạn sẽ được đầy dẫy những tư tưởng phục vụ Ngài.

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Có phải những điều ưa thích và những ưu tiên của bạn
 chủ yếu xoay quanh người ta và vật chất hơn là Chúa
 Jesus?

b. Có phải bạn ham thích những điều thuộc về trần gian hơn những điều thuộc linh không?

c. Có phải bạn coi công việc làm ăn, thể thao và giải trí hứng thú hơn là Nước của Đức Chúa Trời không?

d. Bạn dành phần lớn tư tưởng và nghị lực của bạn cho điều gì, hoặc cho ai ?

e. Có phải Đấng Christ là trung tâm của mọi ưu tiên của bạn, hay bạn để Ngài trong một góc nhỏ trong các kế hoạch của bạn?
       
Nếu phần lớn tư tưởng của bạn đều vô kỷ luật và hướng về trần gian, bạn hãy xưng nhận tội nầy với Chúa và cầu xin Ngài biến đổi tâm trí bạn. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, bạn có thể thay đổi những sở thích và tư tưởng của mình.

4.”Nhưng lấy làm vui vẻ về Luật pháp của Đức Giêhôva, và suy gẫm Luật pháp ấy ngày và đêm.” (Thi thiên 1:2)

“Tôi sẽ suy gẫm Luật lệ của Chúa và tôn trọng đường lối của Ngài. Tôi ưa thích Luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên Lời của Chúa.” (Thi 119:15 – 16)

Theo mấy câu Kinh thánh nầy, chúng ta thấy được ý muốn của Đức Chúa Trời cho mỗi một người tin Chúa là phải làm cho tâm trí mình đầy dẫy những câu Kinh thánh căn bản. Việc làm cho tâm trí chúng ta đầy dẫy lời Kinh Thánh không là một việc tình cờ ngẫu nhiên. Mỗi ngày bạn phải chọn cho mình việc giấu Lời Chúa trong lòng.

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Bạn có thói quen đọc và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày
 không?

b. Bạn có suy gẫm những câu Kinh Thánh quan trọng, hay bạn để Lời Chúa ở một góc nhỏ bé trong tâm trí bạn?

c. Bạn có bỏ qua việc viết xuống những câu Kinh Thánh
quan trọng, là những câu có thể đáp ứng cho các nhu cầu đặc biệt của cuộc sống bạn không? Việc làm cho tâm trí chúng ta đầy dẫy Lời Kinh thánh đòi hỏi một quyết định bền bỉ, không để lúc trồi lúc sụt. Chúng ta không thể yêu Đức Chúa Trời mà lại không yêu Lời của Ngài. Hãy xưng nhận tội lỗi vì bạn đã bỏ bê việc làm cho tâm trí mình đầy dẫy Lời Kinh thánh. (Bạn hãy để ý đến việc sử dụng tập sách có nhan đề là: “Lời Hứa của Đức Chúa Trời cho mỗi một nhu cầu”). Nếu bạn đem Lời Kinh thánh vào trong tư tưởng của mình mỗi ngày, Đức Chúa Trời sẽ thay đổi hoàn toàn đời sống của bạn! (Giăng 15:7)

5.”Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, bởi vì anh em cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình.” (Giacơ 4:3)

Động cơ thúc đẩy sai lầm chính là một tội lỗi, nhưng chúng ta lại coi như không có gì cả. Một sự kiện xảy ra như cơm bữa là việc coi Đức Chúa Trời như là một bản danh mục liệt kê các món hàng người ta có đặt mua bằng thư từ. Chúng ta thường gởi cho Ngài bản liệt kê các nhu cầu của chúng ta, nhưng lại ít khi nghĩ về những điều chúng ta có thể dâng cho Ngài. Chúng ta luôn luôn muốn Ngài làm điều này điều nọ cho chúng ta, nhưng chúng ta hầu như không quan tâm đến những gì chúng ta có thể làm cho Ngài.

Câu hỏi để suy nghĩ:
a
.Bạn có mắc phải tội tìm kiếm Chúa vì những gì bạn muốn Chúa làm cho bạn, chứ không phải vì bạn yêu mến Ngài, hay không?

b. Có nhận thấy rằng tư tưởng của bạn thường pha lẫn với những ý muốn vị kỷ, chứ không tập trung vào vinh quang của Đức Chúa Trời, không?

c. Bạn có thấy rằng bạn có ý muốn được người khác chú ý và khen ngợi, hơn là tìm kiếm việc làm vui lòng Đức Chúa Trời không?

d. Bạn có sẵn lòng cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời, mặc dù ý muốn Chúa có thể không thích hợp với kế hoạch của bạn không?

e. Bạn có thành thật cầu nguyện”không theo ý con, nhưng ý Cha được nên”, hay không?
f. Bạn có sẵn lòng vâng lời Đức Chúa Trời, dù việc vâng lời này có thể đem lại đau đớn và mất mát cho bạn không?

Nếu Chúa cáo trách bạn về những động cơ vị kỷ hoặc nông cạn, bạn hãy lập tức xưng nhận tội lỗi ấy ra. Hãy cầu xin Chúa ban cho bạn có một mục đích hoàn toàn trong sạch vì Nước của Đức Chúa Trời. Hãy cầu xin Ngài thanh tẩy những động cơ (cớ tích) của bạn.

6.”Ta biết công việc ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng Ta.” (Khải 3:15 -16)

Kinh Thánh dạy rất rõ ràng là Đức Chúa Trời đòi hỏi con cái Ngài phải có một tình yêu nóng cháy. Thật sự, theo nghiã đen, tội hâm hẩm là tội làm cho Đức Chúa Trời buồn nôn. Chúng ta phải hiểu rằng gốc rễ của mọi tội lỗi là sự thiếu tình yêu nóng cháy đối với Đấng Christ.

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Bạn có thể sắp hạng tình yêu và sự hầu việc Chúa của bạn vào hạng đam mê tha thiết không?

b. Có phải chính Đức Chúa Trời và sự hầu việc Ngài là điều ưu tiên, nóng cháy trong đời sống bạn không?

c. Nếu cho điểm từ 1 đến 10 thì lòng nhiệt thành của bạn với Chúa được mấy điểm?

d. Có phải bạn đang nóng cháy trong sự cầu nguyện không?

e. Bạn có hăng say trong việc học Kinh Thánh, làm chứng và phục vụ Đức Chúa Trời không?

f. Có phải bạn đã từng có thời gian yêu mến và phục vụ  Chúa sốt sắng hơn bây giờ không?
          
Nếu bạn cảm thấy có một chút hâm hẩm nào, hãy thành thật xưng nhận tội lỗi đó với Chúa. Nếu bạn thành thật, Ngài sẽ tha thứ và ban cho bạn một tấm lòng mới hoàn toàn! Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một tấm lòng được đốt cháy bởi niềm say mê Chúa.

7.”Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường.” (I Phierơ 5:5)

 Kiêu ngạo là một tội lỗi rất tinh vi khó nhận thấy, nên thường bị bỏ qua. Có lẽ hình thức xấu xa nhất của sự kiêu ngạo là sự tự mãn thuộc linh, thấy mình không cần được tẩy sạch và tăng trưởng. Phấn hưng thật luôn luôn bắt đầu bằng sự hạ mình khiêm nhường sâu xa với tấm lòng tan vỡ ăn năn tội lỗi.

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Có phải bạn thấy mình có một trình độ thuộc linh khá cao không?

b. Có phải bạn thường chỉ trích và phán xét người khác không?

c. Có phải bạn thường tìm cách sửa dạy người khác không?

d. Mỗi ngày bạn có dành thì giờ để cho Chúa dò xét đời sống mình, hay bạn cảm thấy rằng mình chỉ cần được tẩy sạch một chút đỉnh thôi?

e. Có phải bạn thật sự ăn năn tan vỡ vì những thiếu sót của bạn không?

f. Bạn có thiết tha khao khát được nhìn thấy sự vận hành mạnh mẽ của Đức Chúa Trời, hay bạn có thái độ tự thị tự mãn?

g. Bạn có thái độ “tôi-thánh-khiết-hơn-người-khác” không?
    
Nếu bạn cảm thấy mình đã “đạt được trình độ thánh thiện”và chỉ cần tăng trưởng thêm một chút thôi thì bạn đã phạm tội kiêu ngạo thuộc linh rồi đó. Đức Chúa Trời ghét sự công bình riêng và thái độ tự mãn thuộc linh. Hãy xưng nhận và từ bỏ tội kiêu ngạo đi.

8.”Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh, hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” (Philip 2:3 - 4)

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Có phải bạn làm việc này việc nọ để cho người khác chú ý đến chính mình không?

b. Có phải bạn tự đề cao và có khuynh hướng hạ bệ người khác không?

c. Có phải bạn có tinh thần ganh đua, lúc nào cũng muốn hơn người khác và tìm cách đạt được điạ vị số một bằng bất cứ giá nào không?

d. Bạn có tìm cách để mình trở thành trung tâm của sự chú ý của mọi người không?

e. Bạn có khuynh hướng chỉ tập trung tâm trí vào các nhu cầu và ước muốn của chính mình không?

f. Có phải bạn có thái độ thấy mình tốt hơn hoặc thông minh hơn người khác không?

g. Bạn có cảm thấy mình có một “nhu cầu” mạnh mẽ, là  muốn được người khác chú ý và ca tụng không?

Đức Chúa Trời ghét sự kiêu ngạo và sự đề cao chính mình. Nếu bạn cảm thấy Chúa cáo trách mình, hãy lập tức xưng nhận và từ bỏ tội lỗi nầy đi.

9.”Không có đức tin thì không thể làm vui lòng Ngài, vì kẻ đến với Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng ban thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” (Hêbơrơ 11:6)
 Không tin là một trong những tội lỗi nghiêm trọng nhất mà một tín hữu có thể mắc phải. Tội không tin đã làm cho dân Ysơraên ngã chết trong đồng vắng. Tội không tin làm tắc nghẽn quyền năng của Đức Chúa Trời trong đời sống người tín đồ. Vì không tin, nhiều tín hữu đang sống trong tình trạng yếu đuối và thất bại. Bởi thiếu đức tin, nhiều lời cầu nguyện đã không được Đức Chúa Trời nhậm lời.

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Có phải bạn thường đầy dẫy sự nghi ngờ hơn là có đức tin không?

b. Có phải bạn thường có khuynh hướng lo lắng và buồn rầu hơn là tin cậy Đức Chúa Trời không?

c. Bạn có hoàn toàn yên nghỉ trên những Lời Hứa của Đức Chúa Trời hay cứ thường xuyên lo âu?

d. Có phải bạn tự bào chữa cho tội không tin bằng cách lập luận rằng: “tôi là người bẩm sinh lo lắng” không?

e. Bạn có biện hộ cho sự nghi ngờ của mình bằng cách nói: “tôi có lý do chính đáng để lo lắng”, không?

f. Có phải bạn để cho sự chán nãn thất vọng làm cho đức tin mình yếu đuối không?
         
Lo lắng không phải chỉ là một hình thức yếu đuối, nhưng lo lắng chính là một tội trọng, nghịch Đức Chúa Trời. Ngài hứa ban sự bình an trọn vẹn cho ai chọn sự tin cậy Chúa mà không chọn sự sợ hãi. Bạn có cần phải xưng nhận tội không tin và lo lắng không? (Có thể bạn cũng cần nói chuyện với một người cố vấn tin kính Chúa hoặc với một bác sĩ về những nguyên nhân làm cho bạn lo lắng). Dù bạn đã có lòng nghi ngờ từ lâu rồi, Đức Chúa Trời vẫn có thể ban cho bạn đức tin thật và sự bình an siêu nhiên. Đừng thoả lòng cho đến khi đạt đến trình độ đó.

10.”Phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng yêu thương mà chìu nhau.” (Êph 4:2)

Đặc điểm một tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh là tâm linh nhân từ, yêu thương. Đặc điểm của tín đồ xác thịt là thái độ chỉ trích, phê bình và nóng giận. Dấu hiệu rõ rệt của bản tính xác thịt là thái độ tự cao tự đại, đòi hỏi cho được điều mình muốn.

Câu hỏi để suy nghĩ:

a. Bạn có tâm linh nhân từ, mềm mại hay bạn là người có tánh thích cãi lẽ gây gổ?

b. Có phải bạn thường chỉ trích, phê phán người khác cách gay gắt không?

c. Có phải bạn thường dễ nóng giận và bạ đâu nói đấy không?

d. Người khác có nhận thấy bạn là người có tâm linh dịu dàng và yên tịnh không? (I Phierơ 3:4)

e. Bạn có quá mau mắn nói ra các yếu đuối của người khác không?

f. Bạn có tự bào chữa bằng cách nói: ”Tính tôi vậy đó, tôi đâu có tránh được!” hay không?
 Hãy ngay thật khi bạn tự định giá về thái độ của lòng mình. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ và tẩy sạch lòng bạn. Hãy nêu ra những phương cách rõ rệt dứt khoát bạn phải áp dụng để thay đổi thái độ của bạn. (Nhất là thái độ đối với gia đình bạn).

11.”Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ huỷ diệt.” (I Côr 10:10)

Con cái Ysơraên không ngớt phàn nàn về sự chu cấp của Đức Chúa Trời. Kết quả là họ ngã chết trong đồng vắng. Là những người tin Chúa, chúng ta phải vui mừng và tạ ơn trong mọi sự. (Philip 4:4; I Têsa 5:18) Thái độ liên tục ngợi khen là yếu tố cần thiết để làm vui lòng Đức Chúa Trời. Người lằm bằm không thể nào bước đi trong quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời.

Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Bạn có thường phàn nàn và lằm bằm về những hoàn cảnh trong đời sống mình không?

b. Bạn có bỏ qua việc tạ ơn Chúa trong mọi việc và trong mọi hoàn cảnh không?

c. Bạn đầy dẫy thái độ biết ơn và ngợi khen, hay đầy dẫy sự cằn nhằn, lằm bằm?

d. Đức Chúa Trời hứa ban cho con cái Ngài niềm vui siêu nhiên, cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu đi nữa. Bạn có tự biện hộ cho sự cằn nhằn của mình bằng cách nói: ”Tôi có lý do chính đáng để phàn nàn” không?

e. Bạn có luôn nhìn vào khiá cạnh tiêu cực của vấn đề không?
f. Bạn có tin Đức Chúa Trời để được Ngài ban niềm vui siêu nhiên, hay bạn mở cửa cho sự lằm bằm và phàn nàn?

 Thái độ lằm bằm phàn nàn là tội lỗi, và tội đó đang ngăn trở Đức Chúa Trời tuôn đổ tràn trề phước hạnh trên đời sống bạn. Nếu bạn sẵn sàng thay đổi, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn một niềm vui kỳ diệu! (Bạn cũng có thể tiếp xúc với một người cố vấn tin kính Chúa hay một bác sĩ để biết chắc bạn không mắc chứng “trầm cảm” cần phải được điều trị).

12.”Phước cho những người đói khát sự công bình, vì họ sẽ được no đủ.” (Mathiơ 5:6)
 Mức độ ước muốn và đói khát thuộc linh quyết định những gì chúng ta làm và chúng ta là ai. Người thật sự muốn làm chứng, là người đi ra làm chứng. Người thật sự muốn cầu nguyện là người cầu nguyện. Người thật sự muốn chiến thắng tội lỗi là nguời chiến thắng tội lỗi. Vì mọi sự đến từ sự ước muốn và đói khát thuộc linh, nên chúng ta làm thế nào để có lòng đói khát thuộc linh càng mạnh mẽ hơn? Philip 2:13 cho biết rõ rằng chỉ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ý muốn để làm theo ý chỉ tốt lành của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta một “ý muốn mới” khi chúng ta nhìn nhận là mình cần ý muốn đó.

 “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt của Ngài.” (Philip 2:13)

Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Bạn có nhận thấy rằng mình thường ít khao khát học Kinh thánh và cầu nguyện không?

b. Bạn có nhận thấy rằng mình thường thiếu khao khát tăng trưởng thuộc linh hay thiếu tinh hầu việc Chúa cách tích cực không?

c. Có phải bạn thích nghỉ ngơi và giải trí nhiều hơn là đói
khát Đức Chúa Trời và muốn được tăng trưởng thuộc linh không?

d. Có phải bạn ít khao khát trở thành người chinh phục
 linh hồn không?


Nếu cảm thấy mình thiếu sự đói khát thuộc linh, bạn hãy thành thật xưng nhận điều nầy với Đức Chúa Trời. Hãy cầu xin Chúa ban cho bạn một ý muốn mới và một lòng khao khát tha thiết cho chính mình được thánh khiết. (Còn tiếp)


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét