Trường Sa tháng 4/2014

1. Gạc Ma 
Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m.
Ảnh chụp từ tàu, ở giữa đảo Sinh Tồn và đảo Cô Lin, từ trái qua: Tàu Trung Quốc, tàu hải quân Việt Nam, 3 tàu Trung Quốc, tàu cá Việt Nam, đảo Gạc Ma của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
 Đảo Cô Lin, phía xa là đảo Gạc Ma.
 Toàn cảnh đảo Gạc Ma.
 Phía Đông đảo Gạc Ma.
 Phía Tây đảo Gạc Ma, khối màu trắng bên phải là căn cứ Gạc Ma, Trung Quốc đã xây dựng sau ngày 14/3/1988.
 Hai tàu chiến mang số hiệu 528 và 935 của Trung Quốc.
 Một tàu vận tải của Trung Quốc.
 Tàu chiến 528 của Trung Quốc.
 Tàu Vạn Hoa 740 của Việt Nam.
 Tàu Vạn Hoa 740 giữa bầy sói.
 Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma.
Các xe máy công trình của Trung Quốc đang làm việc trên đảo Gạc Ma. 

2. Đá Tây
Cuối năm ngoái, đăng bài "Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 12: Đá Tây, đảo chìm đang thành đảo nổi". Khi đó, giữa điểm A đảo Đá Tây và khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây, khoảng cách còn khá xa.  
  Phạm vi mở rộng khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cũng chưa rộng lắm
 Nay, khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đã được bồi cát mở rộng, gần tiếp giáp với nơi đóng quân của bộ đội ở điểm A đảo Đá Tây.
 Dài rộng như thế, nên có một số bác nhìn từ xa, cứ cho rằng đó là căn cứ của Trung Quốc, hic.
 Không như căn cứ của Trung Quốc ở Gạc Ma chỉ có một điểm, tại đảo Đá Tây ta xây dựng 3 điểm, ngoài điểm A có khu Dịch vụ hậu cần nghề cá, còn có điểm C
 và điểm B, xa phía sau điểm B là điểm A và nhiều tàu cá
 Một góc điểm B, đảo Đá Tây
  Đèn biển ở điểm B, đảo Đá Tây
 Rất tiếc, chuyến này tàu chỉ ghé điểm B đảo Đá Tây, không tới điểm A nên chỉ có thể chụp ảnh từ xa cảnh xe, máy đang thi công ở điểm A 

3. Đá Lớn đã lớn
Đảo Đá Lớn là một rạn san hô nằm theo hướng Bắc – Nam, chiều dài khoảng 8 hải lý, chiều rộng hơn 1 hải lý, thuộc cụm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, ở vĩ độ 10003’Bắc, kinh độ 113005’’ Đông, cách đảo Nam Yết khoảng 32 hải lý về phía Tây Tây Nam, cách đảo Sinh Tồn 30 hải lý về phía Tây Bắc.
 Điểm A đảo Đá Lớn, tháng 1/2012
 Điểm A đảo Đá Lớn, tháng 5/2013
  Điểm A đảo Đá Lớn, tháng 4/2014
 Điểm B đảo Đá Lớn, tháng 1/2011
 Điểm B đảo Đá Lớn, tháng 5/2013
 Điểm B đảo Đá Lớn, tháng 4/2014
Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo, có ý đồ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, Quân chủng Hải quân mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa. Sau nhiều nỗ lực, vượt qua sự truy cản của các tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc, ngày 20/2/1988 tàu LCU-556 (một tàu đổ bộ loại nhỏ) đã vào được phía nam đảo Đá Lớn. Đến ngày 1/3/1988, pông tông Đ02 được kéo vào phía Bắc đảo Đá Lớn. 
  Pông tông Đ02 đã lên đảo năm 1988, ở cạnh điểm B đảo Đá Lớn, tháng 5/2013
 Cạnh pông tông Đ02, đã mọc lên Nhà văn hóa điểm B, đảo Đá Lớn - ảnh chụp tháng 4/2014
 Nhà văn hóa điểm B, đảo Đá Lớn được hoàn thành xây dựng tháng 12/2013. Cho đến năm 1994, Công binh Hải quân đã xây dựng 3 nhà lâu bền trên đảo Đá Lớn, gồm điểm A (ở phía Nam của thềm san hô phía Đông), điểm C (ở phía Nam của thềm san hô phía Tây) và điểm B (ở thềm san hô phía Bắc). Công binh cũng mở một luồng vào lòng hồ Đá Lớn, ở phía Nam điểm A.
Dưới đây là hình ảnh điểm A đảo Đá Lớn, tháng 4/2014












Góc riêng của hạ sĩ Đinh Thành Công, điểm C đảo Đá Lớn




4. Mở rộng để Sinh Tồn



 Đảo Sinh Tồn nhìn từ phía Đông, tháng 4/2014




 Một công trình lớn đang được triển khai thi công
 Đảo Sinh Tồn, nhìn từ phía Nam
 Âu tàu lớn cỡ gấp đôi âu tàu đảo Song Tử Tây, có thể cho tàu hơn nghìn tấn vào đang được xây dựng - ảnh bờ kè đang được xây dựng, phía Đông của âu tàu
 Vệt xanh thẫm là lòng âu tàu đang được nạo vét, công việc nạo vét thường làm vào ban đêm, khi thủy triều xuống, nước cạn
 Thi công bờ kè phía Tây
 Bờ kè phía Tây








Dầm nước, đội nắng, chịu vất vả cho Sinh Tồn thêm rộng, thêm vững chắc, cho Tổ quốc sinh tồn

5. Đảo Ba Binh và bãi Bàn Than
 Đảo Ba Bình trong cụm đảo Nam Yết
 Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, bị Đài Loan chiếm đóng từ năm 1956
 Gần đây, theo tin nước ngoài, Đài Loan đang mở rộng cầu cảng ở đảo Ba Binh http://www.janes.com/article/37245/taiwan-holds-biggest-spratly-islands-drill-in-15-years
 Cầu cảng đảo Ba Bình năm 2012


 Khu vực cầu cảng Ba Bình tháng 4/2014
 Khu vực đang thi công kè chắn sóng ở Tây Nam đảo Ba Bình
 Đảo Ba Bình và bãi Bàn Than, nhìn từ đảo Sơn Ca
Đài Loan từng nhiều lần cắm cờ, dựng chòi canh trên bãi Bàn Than, nhưng đều bị ta phá. Theo chỉ huy đảo Sơn Ca, từ đầu năm 2014 đến nay đã hai lần xuồng CQ của đảo Sơn Ca phải đi xử lý việc đối phương lên bãi Bàn Than cắm cờ. Ảnh: cồn cát ở bãi Bàn Than, tháng 4/2014

6. Đảo Sơn Ca 
  Phía Tây Bắc đảo Sơn Ca có một doi cát - ảnh chụp tháng 5/2013
 Doi cát Tây Bắc đảo Sơn Ca
 Lần này trở lại, không thấy doi cát đó nữa
 Chỉ thấy dấu vết đường xe chạy ra doi cát
 Năm ngoái, cầu cảng ở gần cổng chào đảo Sơn Ca. Nay, cầu cảng ở xa phía ngoài
 Doi cát đã được chuyển về để mở rộng đảo Sơn Ca
  Hải đăng Sơn Ca tháng 5/2013
 Bây giờ, gần hải đăng xuất hiện một ngôi chùa






 Tháng sau, chùa đảo Sơn Ca sẽ được khánh thành, cũng với chùa đảo Nam Yết và chùa đảo Phan Vinh
Một góc đảo Sơn Ca, tháng 4/2014

7. Đảo Nam Yết

 Đảo Nam Yết trong nắng chiều
 Nhà văn hóa đảo Nam Yết
  Trong phòng Truyền thống đảo Nam Yết
 Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956
 Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956
 Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956
 Những chiếc quạt điện gió 2 cánh đã được thay bằng quạt 3 cánh hiện đại hơn, bền trong mưa gió biển hơn
  Hoàng hôn ở đảo Nam Yết
Hạ sĩ Nguyễn Bá Bình làm tiêu binh bên cột mốc chủ quyền
Để giữ gìn sự bình yên, toàn vẹn chủ quyền cho Tổ quốc, ngày nay vẫn có những người lính trẻ ở Trường Sa, ở đảo Nam Yết hy sinh. Binh nhì Nguyễn Vũ Hoàng Phương hy sinh khi chưa tròn 19 tuổi, anh quê ở thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, sinh ngày 23/4/1995, hy sinh vào ngày 14/2/2014, ngày bao bạn trẻ ở đất liền đang vui trong Valentine - Lễ Tình nhân!



Theo blog Thiềm Thừ
Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma 
Trường Sa tháng 4/2014 - 2. Đá Tây  
Trường Sa tháng 4/2014 - 3. Đá Lớn đã lớn   
Trường Sa tháng 4/2014 - 4. Mở rộng để Sinh Tồn
Trường Sa tháng 4/2014 - 5. Đảo Ba Binh và bãi Bàn Than
Trường Sa tháng 4/2014 - 6. Đảo Sơn Ca 
Trường Sa tháng 4/2014 - 7. Đảo Nam Yết


(vẫn tiếp tục cập nhật) 
BỐ SUSU SƯU TẦM
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét