Giachanh. Hãy tham khảo những cách bảo quản rau củ dưới đây để sử dụng thực phẩm được lâu như bạn muốn.
Nếu là người yêu thích nấu nướng nhưng lại luôn khổ sở với cách bảo quản nguyên vật liệu tươi ngon thì những điều dưới đây sẽ cực kì hữu ích cho bạn:
1. Hành tây đựng trong vớ (tất) da chân sẽ bảo quản được tới 8 tháng.
Với những củ hành tây tròn to thế này, hãy nhét chúng vào những chiếc vớ da chân cũ, đã giặt sạch và thắt nút lại như hình, treo ở bất kỳ đâu bạn thấy tiện lợi trong bếp. Như vậy vừa đẹp cho căn bếp của bạn lại bảo quản hành tây tới tận 8 tháng cơ đấy.
Nếu lỡ mua và xắt nhỏ quá nhiều hành lá, hành cọng, bạn chỉ việc nhét chúng vào chai nhựa, đậy nắp và bỏ tủ lạnh
2. Hành lá xắt nhỏ đông lạnh trong chai nước khoáng.
Nếu lỡ mua và xắt nhỏ quá nhiều hành lá, hành cọng, bạn chỉ việc nhét chúng vào chai nhựa, đậy nắp và bỏ tủ lạnh. Nhớ đừng để hành bị ướt kẻo chúng sẽ đóng lạnh thành một cục nhé.
3. Trữ túi giữ ẩm trong tủ lạnh.
Đừng quên sử dụng những hộp đựng có lỗ như hình để những túi giữ ẩm không bị dính vào đồ ăn trong tủ lạnh nhé. Chỉ cần 3 túi như vậy thôi thì khả năng bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh của bạn cũng tăng lên gấp 3 lần đấy.
4. Bọc rau bằng túi bóng và buộc lại trước khi bỏ tủ lạnh.
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua các loại túi bóng nhựa có dây kéo trong siêu thị, sẽ tiện lợi vô cùng. Nhưng nếu để tiết kiệm chi phí, cách đơn giản đó là bạn dùng túi bóng nilon trắng, bọc ngọn và lấy dây thun buộc lại ở gốc rồi bỏ tủ lạnh. Dễ dàng phải không nào?
Bọc rau bằng túi bóng và buộc lại trước khi bỏ tủ lạnh
5. Những loại rau chứa nhiều dầu nên để bên ngoài.
Không nên bỏ những loại rau chứa nhiều dầu vào tủ lạnh. Bạn chỉ cần buộc hờ gốc lại để chúng khỏi rơi, rồi treo ở những nơi có không khí thoáng mát là được.
6. Dùng giấm để bảo quản dâu tây.
Chuẩn bị một bát hỗn hợp một phần giấm trắng và 10 phần nước. Thả dâu tây vào, lắc nhẹ từng quả trong dung dịch đó rồi bỏ ra ngoài, để ráo nước và rửa sạch lại, đặt chúng trong tủ lạnh. Hỗn hợp này đã pha loãng đủ để khi ăn dâu bạn không cảm thấy vị giấm nữa, mà lại có thể bảo quản chúng trong một tuần hoặc hơn thế mà vẫn tươi và không bị mốc.
Bạn nên rửa dâu tây bằng giấm trước khi cho vào tủ lạnh
7. Đừng để hành chung với khoai tây.
Điều này làm cả hai loại thực phẩm nhanh hỏng hơn. Nếu được để riêng ở những chỗ thoáng mát, khô ráo chúng sẽ bảo quản được lâu hơn nhiều.
8. Trữ khoai tây chung với táo để giữ cho chúng không nảy mầm.
Thật lạ phải không nào? Nhưng tác dụng thì là thật đấy.
9. Đừng để chung táo thối với táo tươi.
Chỉ cần một quả trong rổ táo bị thối thì những quả táo khác sẽ thối theo một cách nhanh chóng. Bạn hãy nhớ điều đó. Câu tục ngữ "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" đúng theo nghĩa đen trong trường hợp này.
Trữ khoai tây chung với táo để giữ cho chúng không nảy mầm.
10. Để bơ bên cạnh phomát cắt dở để giữ chúng khỏi bị khô.
Cách này khá hữu hiệu nhưng không phải ai cũng biết. Bạn hãy thử xem sao nhé!
11. Bọc cuống của nải chuối bằng giấy bóng.
Cách này giúp nải chuối của bạn tươi ngon hơn 3 tới 5 ngày so với bình thường, nhất là khi bạn mua chuối đã chín sẵn. Chuối cũng tạo ra khí ethelyne nhiều hơn bất kỳ loại trái cây nào khác, vì thế để riêng ra nhé.
12. Dùng giấy ăn để bảo quản rau sống.
Mua quá nhiều rau sống để ăn bún, phở và muốn giữ lại? Hãy bọc bát rau sống bằng giấy bóng, và để bên trong một miếng giấy ăn, nó sẽ hút ẩm và giữ cho rau sống tươi ngon cả tuần liền đấy.
Thêm 1 tờ giấy ăn trong túi rau sống sẽ giúp rau tươi lâu hơn
13. Lau dọn tủ lạnh thường xuyên.
Khi một món nào đó trong tủ lạnh bị héo hoặc thối, nó sẽ để lại vô số vi khuẩn và mùi khó chịu bên trong và ám lên toàn bộ các món khác. Vì vậy hãy dọn dẹp và khử trùng tủ lạnh thường xuyên nếu bạn muốn tiếp tục bảo quản thực phẩm trong đó.
14. Cách bảo quản cà chua
Đừng bỏ cà chua vào túi bóng nhựa, như vậy chúng sẽ nhanh thối hơn bình thường. Những quả cà chua còn xanh nên được lật ngược lại, bỏ trong túi giấy hoặc các thùng các-tông mỏng ở những chỗ thoáng mát cho đến khi chín đỏ.
Nếu muốn chín nhanh, hãy bỏ cà chua xanh chung với các loại trái cây khác. Cà chua đã chín thì cần hoàn toàn để ngoài nhiệt độ phòng, trên giá, chạn tránh xa ánh sáng mặt trời, không chạm vào nhau và cuống lên trên. Cà chua quá chín thì mới bỏ tủ lạnh, nhưng trước khi ăn thì bỏ chúng ra ngoài nhiệt độ phòng trở lại.
Nên để cà chua trong túi giấy hoặc thùng giấy
15. Sử dụng nút chai bỏ đi để đậy túi bóng.
Trữ thực phẩm (đã khô nước) vào túi bóng, luồn qua phần đầu của những chai nhựa bỏ đi và đậy lại. Bạn đã có một chiếc túi đậy nắp bảo quản hết sức tiện lợi phải không nào?
16. Bỏ gừng vào ngăn đông lạnh.
Không chỉ giúp bảo quản gừng tốt hơn, làm như vậy còn giúp bạn lột vỏ gừng dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí bạn chỉ cần bóc tay chứ không cần dùng tới dao nữa.
17. Rang hạt càng sớm càng tốt và bỏ hũ hạt vào tủ lạnh.
Hạt được rang ngay khi mua về sẽ giữ hương vị lâu hơn, bảo quản tốt hơn mà vẫn có thể sử dụng cho những món ăn cần dùng tới chúng.
Bạn có thể trữ lạc đã rang chín trong tủ lạnh
18. Sử dụng túi giấy để bọc nấm, đừng dùng túi bóng.
Túi bóng khiến nấm dễ bị ẩm mốc. Hãy bỏ chúng vào những chiếc túi giấy khô ráo, còn để tủ lạnh hay ở bên ngoài, nơi thoáng mát là tùy bạn.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét