LÃNH VỰC THỨ NHÌ: TỘI LỖI TRONG LỜI NÓI
Đức Chúa Trời đặt lời nói của chúng ta vào một chỗ đứng vô cùng quan trọng. Trong Mathiơ 12:36, Chúa Jesus phán: ”Vả, Ta bảo cho các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói”. Trong khi bạn tra xét lời nói của mình với lòng thầm nguyện, bạn hãy cầu xin Chúa phán với tấm lòng mình.
1.”Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em ... Chớ nói lời tục tỉu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng thà cảm tạ Chúa thì hơn.”
(Êphêsô4:29;5:4)
Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Bạn có bao giờ nói tiếng lóng thô lỗ thiếu lịch sự, hay không?
b. Có khi nào bạn nói đến Danh Đức Chúa Trời, mà không phải để thờ phượng, tôn vinh, ngợi khen Chúa không?
c. Bạn có tham dự vào những câu chuyện trào phúng hay các cuộc đàm thoại không trong sạch, hay không?
d. Bạn có để cho sự đồi bại trong xã hội len lõi vào lời nói của bạn không?
Hãy thành thật tra xét lời nói của mình và cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ . Hãy xưng tội cách rõ rệt dứt khoát và hoàn toàn dâng hiến môi miệng mình cho Đức Chúa Jesus Christ.
2.”Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó.” (Côlôse 3:9)
Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Bạn có bao giờ nói dối không?
b.Bạn có dùng những lời phóng đại để làm cho mình có vẻ tốt hơn không?
c. Có phải bạn phạm tội lừa gạt không?
d. Bạn có làm cho người khác, ( hay làm cho một tổ chức
nào đó) có ấn tượng sai lầm (hay hiểu sai) về một điều gì không?
e. Bạn có thận trọng giữ trọn những lời hứa, lời thề nguyện và lời cam kết với Đức Chúa Trời và với người khác không?
f. Lời nói của bạn có chắc chắn (như đinh đóng) hay là lời không đáng tin cậy?
Đức Chúa Trời ghét sự dối trávà lời nói khi thế này khi thế khác. Hãy xưng nhận và từ tỏ bất cứ điều gì không chân thật và không đáng tin cậy.
3.”Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.”
(Êphêsô 4:31)
Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Bạn có phạm tội chỉ trích, phê bình, nóng giận trong lời nói của mình không?
b. Bạn có lời nói có tính cách cãi cọ, tranh chấp với người khác không?
c. Bạn có khuynh hướng dễ nóng giận, dễ cay cú không?
d. Có phải lời nói bạn phản ảnh sự nóng giận ngấm ngầm và thiếu kiên nhẫn với những người chung quanh bạn không?
e. Bạn có nói lời thiếu hoà nhã với những người trong gia đình không?
f. Bạn có phạm tội ngồi lê đôi mách hay vu khống người khác không?
g. Bạn có nói xấu người khác sau lưng họ không?
Hãy xưng nhận và lià bỏ những tội lỗi nghiêm trọng trong lời nói nầy.
4.”Hỡi anh em, tôi nhân Danh Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau.” (I Côrinhtô 1:10)
Một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Satan là làm cho các tín hữu chia rẽ và chống đối nhau. Người tin Chúa chống đối nhau thường là vì những điều không mấy quan trọng. Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy tội lỗi và trình độ chưa trưởng thành thuộc linh là tinh thần chia rẽ, tranh chấp. Mạng lệnh đầu tiên Chúa ban cho con cái Ngài là: “các con phải yêu thương nhau”! Chúng ta phải đặt ước muốn và nhu cầu của người khác trên ước muốn và nhu cầu của chính chúng ta. Đức Chúa Trời không thể nào đổ đầy Thánh Linh trên những người có tinh thần chia rẽ, tranh chấp. Nếu các tín hữu đều bước đi trong nguyên tắc căn bản chủ yếu này, thì không bao giờ có tình trạng chia rẽ tranh chấp trong Hội thánh.
Không có điều gì làm sỉ nhục cho Chúa và làm vui lòng Satan hơn là sự cãi vã tranh chấp giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời. Điều thê thảm là các cuộc tranh chấp trong Hội Thánh thường bắt nguồn từ một vài cá nhân nào đó. Họ chỉ là thiểu số, nhưng họ đã dập tắt Thánh Linh trong cả Hội Thánh. Họ đui mù và ấu trĩ thuộc linh đến nổi họ cho rằng: “chúng tôi đấu tranh là vì lý do chính đáng!”
Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Bạn được xem là người đem lại sự hoà thuận, là người tăng cường sự hiệp nhất của Hội Thánh, hay bạn bị coi là người lúc nào cũng tham gia vào các vụ cãi cọ tranh chấp?
b. Bạn có phải là người có khuynh hướng đem khuyết điểm của người khác ra để đàm tiếu không?
c. Bạn có làm gia tăng đức tin của Hội thánh bởi thái độ
tích cực; hay bạn làm phá đổ đức tin bằng cách tập trung
vào những sự yếu đuối?
d. Bạn có nhanh nhảu trong việc chia bè, chia phái không?
e. Bạn có phải là “thành viên” các bè phái trong Hội thánh không?
f. Bạn được xem như là người hay than phiền, là người dễ
cáu giận phải không?
g. Bạn có chỉ trích, phê phán những người có sở thích âm nhạc hay có cách thờ phượng khác với bạn không?
Những tội lỗi tinh tế như vậy trong thái độ và lời nói thường nguy hiểm cho Hội thánh hơn những tội lỗi dễ nhận thấy. Bạn có được Đức Chúa Trời thuyết phục bạn về khuynh hướng bất mãn chia rẽ không? Nếu bạn ăn năn và xưng tội cách chân thành , Đức Chúa Trời sẽ biến đổi hoàn toàn tấm lòng của bạn. Ngài sẽ ban cho bạn sự khôn ngoan để xử lý những quan điểm khác nhau mà không tức giận , chia rẽ. (Đức Chúa Trời cũng sẽ hướng dẫn bạn đến xin lỗi những người đã bị bạn xúc phạm.)
5.”Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhứt là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ.” (I Timôthê 5:17)
Trong thế hệ nầy, chúng ta thấy có nhiều Mục sư và nhiều tín hữu giữ điạ vị lãnh đạo trong Hội Thánh bị sa thải hay bị bạc đãi vì những lý do nhỏ nhặt, (trong nhiều trường hợp, các lý do này bị thổi phồng). Dĩ nhiên khi một cấp lãnh đạo phạm tội, người đó phải chịu biện pháp kỷ luật. Nhưng ngày nay, nhiều Hội thánh đã quên nguyên tắc của Kinh thánh về sự tôn trọng những người lãnh đạo Hội thánh. Tại nhiều Hội thánh, Đức Thánh Linh bị dập tắt vì hội chúng đã phạm tội chống Mục sư hoặc người lãnh đạo.
Khi Hội Thánh nào kinh nghiệm phấn hưng thì những người đã bạc đãi Mục sư hay các cấp lãnh đạo phải đến với các vị nào và xin họ tha thứ. Cũng có một trào lưu đáng mừng là hiện có một số Hội Thánh đã tách rời ra khỏi Hội Thánh khác, nhưng lại trở về làm hoà với nhau. Điều này không có nghiã là các Hội này phải nhập chung lại làm một như trước, nhưng các lỗi lầm trong quá khứ phải được tha thứ và xoá bỏ.
Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ đổ phước hạnh đầy dẫy trên Hội thánh, nếu bạn chưa làm hoà với những người bạn đã bất hoà trong quá khứ.
Câu hỏi để suy nghĩ:
a. Có phải bạn đã chỉ trích cách bất công hoặc đã phỉ báng những người lãnh đạo trong Hội Thánh không?
b. Có phải bạn đã thiếu lòng kính phục và tôn trọng những người lãnh đạo Hội Thánh không?
c. Bạn có làm lũng đoạn uy quyền của họ không?
d. Bạn có cắt đứt liên lạc với những người lãnh đạo hoặc những tín hữu khác vì tức giận họ không?
e. Bạn có khuynh hướng nói xấu, nhạo cười những nhóm Cơ-đốc khác và những người lãnh đạo các nhóm này vì họ không đồng ý kiến với bạn về những điểm nhỏ nhặt không?
Đức Chúa Trời không thể đổ đầy đời sống bạn cho đến khi nào những tội lỗi như thế đã được xưng ra và lià bỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét