Bài 41
Ngẫu hứng
偶 興(五首) | Ngẫu hứng (5 bài) |
Tam nguyệt xuân thì trưởng đậu miêu | |
Hoàng hồ phì mãn, bạch hồ kiêu. | |
主人在旅不歸去 | Chủ nhân tại lữ bất quy khứ, |
Khả tích Hồng Sơn thuộc vãn tiều | |
Kỳ II | |
蘆花初白菊初黃 | Lô hoa sơ bạch, cúc sơ hoàng |
千里鄉心夜共長 | Thiên lý hương tâm dạ cộng trường |
彊起推窗望明月 | Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt |
綠陰重疊不遺光 | , Lục âm trùng điệp bất di quang |
Kỳ III | |
一帶芭蕉綠覆階 | Nhất đái ba tiêu lục phúc giai, |
半間煙火雜塵埃 | Bán gian yên hỏa tạp trần ai. |
可憐庭草芟除盡 | Khả liên đình thảo sam trừ tận, |
他日春風何處來 | Tha nhật xuân phong hà xứ lai? |
Kỳ IV | |
故鄉亢旱久妨農 | Cố hương cang hạn cửu phương nông, |
十口孩兒菜色同 | Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng. |
譬似蒪鱸最關切 | Thí tự thuần lô tối quan thiết, |
懷歸原不待秋風 | Hoài quy nguyên bất đãi thu phong. |
Kỳ V | |
有一人焉良可哀 | Hữu nhất nhân yên lương khả ai, |
破衣殘笠色如灰 | Phá y tàn lạp sắc như hôi. |
避人但覓道傍走 | Tị nhân đãn mịch đạo bàng tẩu, |
知是昇龍城裏來 | Tri thị Thăng Long thành lý lai |
Dịch nghĩa : Viết nhân lúc hứng
Bài 14:
Vào tháng ba của mùa xuân là lúc đậu đã đâm chồi lớn lên.
Con cáo lông vàng béo to đầy đặn, còn con cáo lông trắng dáng vẻ kiêu hãnh.
Người chủ vẫn còn ở nơi đất khách xa xôi chưa quay trở về.
Đáng tiếc thay dãy núi Hồng giao phó cho chú tiều phu đốn củi vào buổi chiều.
Bài 15:
Những ngọn bông lau vừa chớm trắng và những hoa cúc cũng vừa mới bắt đầu có màu vàng. Lòng thương nhớ quê hương ở xa ngàn dặm khiến cho đêm hôm càng dài thêm.
Gượng dậy đẩy cửa sổ ngắm vầng trăng sáng.
Bóng râm màu xanh lục dày đặc không để lọt ánh trăng vào.
Bài 16:
Một dãy chuối bẹ xanh lục như đổ úp xuống thềm nhà.
Một nửa căn nhà lửa khói chen lẫn với bụi bặm.
Đáng thương cho đám cỏ ngoài sân bị cắt trụi lủi.
Mai này cơn gió xuân có nơi nào để đến đây?
Bài 17:
Ở quê nhà nắng hạn đã lâu ngày, mùa màng bị tổn hại.
Trẻ nhỏ mười miệng ăn cùng một màu với rau cỏ.
Ví như quá đỗi tha thiết với món canh rau nhút hay con cá vược
thì đâu cần chờ đợi gió thu mới nhớ nhung chuyện quay về chốn cũ.
Bài 18:
Có một người hiền lành và đáng thương sao!
Áo quần rách bươm, chiếc nón cời tơi tả, vẻ mặt giống như màu tro.
Đi vội vàng tránh người, chỉ kiếm đường đi ven bờ.
Mới hay người ấy đến từ thành Thăng Long.
Dịch thơ: Ngẫu hứng
I
Tháng ba mầm đậu nẩy thành cây
Béo mập cáo vàng, cáo trắng gầy
Chủ ở nới xa chưa trở lại
Núi Hồng kiếm củi chú tiều đây.
II
Bông lau chớm trắng cúc khoe vàng
Nỗi nhớ đêm dài thêm ngổn ngang
Trăng sáng gượng ra bên cửa ngắm
Vòm cây bưng bít ánh trăng vàng.
III
Tầu chuối bẹ xanh ụp xuống thềm
Nửa nhà khói lửa bụi mù lên
Ngoài sân đám cỏ cắt trơ trụi
Ngọn gió xuân nào ngó đến em ?
IV
Nắng hạn nhà quê lại mất mùa
Trẻ ăn toàn cỏ với rau dưa
Canh rau cá vược còn tha thiết
Chẳng đợi mùa thu mới nhớ nhà
V
Hiền lành một kẻ đáng thương sao
Quần áo tả tơi mặt tái mầu
Vội vội tránh người đi mép lối
Thăng Long người ấy mới thuyên vào.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích
苗 | miêu: | lúa non, đâm chồi, mầm mống… |
驕 | kiêu: | vẻ kiêu ngạo, kiêu kỳ, ra bộ hơn người. |
旅 | lữ: | ở trọ nơi xa, đi xa, đất khách quê người. |
惜 | tích: | tiếc |
彊 | cưỡng: | gắng gượng, gượng ép, cưỡng lại… |
推 | thôi: | xô, đẩy ra. |
綠陰 | lục âm: | bóng râm, màu xanh lục đậm. |
遺 | di: | để lọt ra, sót lại, chia lại, rơi mất… |
覆 | phúc: | đổ ụp xuống, báo lại, trả lại, xét lại, tráo trở, lật nghiêng, không ngay ngắn. |
階 | giai: | bậc thềm, bậc thang, thứ bậc… |
雜 | tạp: | vụn vặt, tạp nhạp, chen lẫn, loang lổ, linh tinh. |
芟 | sam: | cắt cỏ, trừ cỏ, nhổ cỏ. |
妨 | phương: | tổn hại, phương hại, thiệt thòi, trở ngại… |
菜 | thái: | rau ăn được. |
譬似 | thí tự: | nếu như, ví như. |
蒪 | thuần: | còn gọi là rau nhút hoặc rau rút. |
最關切 | tối quan thiết: | quá đỗi cần thiết, rất quan tâm, rất thiết tha. |
焉 | yên: | cách dùng thay thế sự vật; sao vậy, biểu thị nghi vấn, chữ đặt sau phó từ chỉ sự trạng, đồng thời là tên một loài chim màu vàng ở TH. |
良 | lương: | hiền lành, lương thiện, đàng hoàng. |
色 | sắc: | màu sắc, vẻ mặt con người. |
灰 | hôi: | tro tàn, màu tro sạm, xám xịt. |
覓 | mịch: | tìm kiếm. |
走 | tẩu: | đi nhanh, chạy nhanh, vội vàng. |
笠 | lạp: | nón đội che đầu làm bằng tre hoặc lá cọ. |
1/6/2014
Đỗ Đình Tuân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét