Sách: Nguyên tắc giải nghĩa Kinh Thánh

NGUYÊN TẮC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH
(2 bài)
A. SỰ QUAN TRỌNG
Muốn hiểu biết bất kỳ bản văn nào thì phải khảo sát, giải thích. Muốn khảo sát giải thích cần có nguyên tắc và tài khéo (sự không ngoan sáng trí). Đối với Kinh Thánh việc giải nghĩa quan trọng hơn nên cần cẩn thận hơn vì Kinh Thánh liên quan đến lịch sử, dân tộc, định chế, luật lệ, nội dung sứ điệp mặc khải của Đức Chúa Trời, sự soi sáng của Thánh Linh.
. Phần con người: nguyên tắc và tài khéo.
. Phần Đức Chúa Trời: tác động Thánh Linh và soi sáng.
Cả hai đều cẩn: Nếu chỉ có nguyên tắc và tài khéo thì đến với Kinh Thánh cũng giống như một bản văn khác sẽ khô cứng, chết. Cần có Thánh Linh soi dẫn để trở nên sống động giúp chúng ta hiểu chính xác sâu sắc. Nhưng nếu nói chỉ cần có Thánh Linh không cần biết nguyên tắc thì dễ đưa đến lệch lạc vì việc cảm nhận có tính cách chủ quan, ma quỉ có thể xen vào. Nên nguyên tắc để giữ cho khỏi lệch lạc trong việc khảo sát, giải nghĩa Kinh Thánh.
Động lực giải nghĩa là động lực lành mạnh. Tìm hiểu khảo sát Kinh Thánh như một người được Đức Chúa Trời sai làm việc đó để trình bày ra cho người ta biết sứ điệp của Đức Chúa Trời.
B. ĐỊNH NGHĨA
- Khảo sát và giải nghĩa Kinh Thánh là phương pháp học giải nghĩa Kinh Thánh, giải bày ý nghĩa củ atác giả theo lối suy nghĩ của chúng ta.
- Khoa học tìm hiểu và giải thích những vấn đề từ ngữ, biến cố trong bối cảnh văn hóa của quá khứ làm cho nó có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay.
Mục đích của giải kinh là khảo sát tìm hiểu ý nghĩa tác giả viết cho người đọc lúc bấy giờ. Trình bày cho người đọc ngày nay hiểu được.
C. CÁC TRƯỜNG PHÁI GIẢI NGHĨA
Có những phương cách giải nghĩa khác nhau trong lịch sử
I. Allegorical (ngụ ý, ẩn ý, biểu tượng):
Xem nghĩa đen như là phương tiện để chuyên chở ý nghĩa thuộc linh sâu xa hơn. Lối giải thích này được người Do-thái ở Alexandria áp dụng nhiều hơn hết. Hầu để tránh xung đột với triết học lúc bấy giờ. Giải nghĩa những gì Môi-se nói có ẩn ý, tượng trưng cho những gì Platon nói về sau. Một trong những người đó là Philo cho rằng 'Mỗi khúc Kinh Thánh đều có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen dùng cho người ngu dốt, kém học. Nghĩa bóng cho những người tiến bộ, khôn ngoan'. Ví dụ: Áp-ra-ham đi đến Palestine tức ông bỏ xứ là câu chuyện hàm ngụ, biểu tượng một triết gia khắc kỷ, người bỏ nơi sống đi tìm chân lý để sống với chân lý của mình. Áp-ra-ham rời Canh-đê, Canh-đê là biểu tượng cho sự hiểu biết của giác quan. Khi tới Palestine thì ông trở thành triết gia được minh thị soi sáng thấy rõ chân lý. Ông cưới Sa-ra là biểu tượng cưới sự khôn ngoan, tri thức. Tức là Áp-ra-ham đạt được sự khôn ngoan tri thức cho mình. Philo đưa ra nguyên tắc bất cứ câu nào trong Kinh Thánh không xứng với Đức Chúa Trời thì phải hiểu theo nghĩa bóng, biểu tượng. Nhưng mâu thuẫn trong Kinh Thánh, những từ ngữ có vẻ hời hợt cũng phải giải nghĩa theo nghĩa bóng, biểu tượng.
Lối giải nghĩa này lại được nhiều người trong giáo hội theo. Nó chi phối giáo hội cho đến thời kỳ cải chánh. Ngay từ năm 180 SC thì việc giải nghĩa theo lối này đã được được sử dụng. Clement ở Alexandria nói 'Hầu hết Kinh Thánh đều là ẩn dụ, biểu tượng. Nghĩa đen là sữa còn nghĩa ẩn dụ mới là thịt'. Nhà giải nghĩa Origen nói rằng 'Tất cả những hình thức sâu đây đều là ẩn dụ: những câu chuyện vô luân, những gì phi lý như cấm ăn một số loài vật, những mâu thuẫn, những cá nhân hình hóa (Đức Chúa Trời nói, nghe...) thì đều là biểu tượng, ẩn dụ'. Ví dụ: Trong Cựu ước tất cả những chỗ đến gỗ thì không phải nói đến gõ thường dùng nhưng là ẩn dụ, biểu tượng nói đến thập tự giá của Đấng Christ. Tất cả những gì nói về nước đều là ẩn dụ báp-tem trong Tân ước.
Ngày nay giáo hội Công giáo vẫn còn bị chi phối giải nghĩa Kinh Thánh theo lối biểu tượng này. Công giáo lại còn thêm vào tính cách thần bí mà bỏ sự khảo sát theo nguyên văn, bút pháp, lịch sử.
Vì thế phương pháp giải nghĩa này làm mờ đi ý nghĩa Kinh Thánh rất nhiều. Làm cho Lời Đức Chúa Trời trở thành đồ chơi trong tay các nhà giải kinh. Đưa đến nhiều hệ thống thần học khác nhau.
II. Giải nghĩa theo nghĩa đen:
Nghĩa là Kinh Thánh nói thế nào thì hiểu đúng như vậy. Hầu hết đều nghĩa đen không theo biểu tượng ẩn dụ, dĩ nhiên có một số ngoại lệ.
- Đa số người Do-thái giáo giữ theo lối giải nghĩa này. Đưa đến thành phần Pa-ri-si theo từng chấm, từng nét, tôn cao nghĩa đen từng chữ một khiến ý nghĩa của nó bị lu mờ mất. Ví dụ: việc giữ ngày sa-bát.
- Syrian ở An-ti-ốt trường phái này giải nghĩa theo luận lý văn phạm lịch sử. Chống đối lại cách giải nghĩa ẩn dụ, biểu tượng. Người ta gọi trường phái này là của Tin Lành đầu tiên. Vào thời cải chánh giải nghĩa theo nghĩa đen. Theo Luther Kinh Thánh là thẩm quyền tối cao, Kinh Thánh tự nó đầy đủ ý nghĩa. Tín đồ có thể tự tìm hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen của nó, chú trọng đến văn phạm, bản văn, bối cảnh thời gian, đức tin và sự soi sáng của Chúa. Calvin thêm: giải nghĩa Kinh Thánh là hiểu theo nghĩa đen những gì tác giả muốn nói thay vì nói ý mình vào trong đó.
III. Giải nghĩa theo lối bồi linh?
Đặc biệt mạnh vào thời trung cổ. Kinh Thánh là sách nuôi linh hồn nên bồi bổ linh hồn quan trọng hơn giáo lý. Việc đọc Kinh Thánh là để nâng cao đời sống thuộc linh. Kinh Thánh là phương tiện để đưa vào kinh nghiệm thần bí chứ không phải là sách thần học giáo điều. Dựa vào ý trong sách Nhã ca: tình yêu Đức Chúa Trời đem lại sự sảng khoái tâm linh mà Nhã ca thể hiện thể xác theo nghĩa đen mà chính yếu là sự sảng khoái tâm linh. Đưa đến phong trào Pietism sùng đạo chỉ biết Kinh Thánh và dùng Kinh Thánh để làm sâu nhiệm kinh nghiệm thuộc linh của mình thôi, nhấn mạnh nhiều về mặc bồi linh. Nó được thể hiện ngày nay dưới hình thức đọc một đoạn Kinh Thánh, rồi ai có bài học dạy dỗ gì thì chia xẻ. Nhưng thiếu đi phần tìm hiểu ý nghĩa của phần Kinh Thánh rồi mới nói lên phần áp dụng bồi linh. Nguy hiểm là dễ rơi vào phương pháp ẩn dụ và tìm hiều ý nghĩa biểu tượng thôi. Lối bồi linh thường chú trọng mặt tình cảm, mặt phước nên thường hời hợt ví nó như là người có đủ thứ mà không có xương sống.
IV. Trường phái tự do:
Tiêu biểu triết gia Spinoza. Phái tự do là phái duy lý sử dụng nhiều đến lý trí. Họ cho rằng sự khôn ngoan của con người có thể giải được Kinh Thánh, biết được chân lý và có quyền phê phán được Kinh Thánh. Nên thay vì để Kinh Thánh đoán định sự khôn ngoan của con người thì ngược lại dùng sự khôn ngoan của con người để đoán định Kinh Thánh. Thịnh hành vào thế kỷ 19. Theo phái này có một số điểm:
- Duy lý: dựa trên sự hiểu biết của lý trí, sự hợp lý của lý trí để thẩm định Kinh Thánh. Nên chỗ nào trong Kinh Thánh thấy không hợp lý thì phủ nhận giá trị của phần đó. Chỗ nào giáo lý nào thấy không còn hợp thời nữa thì phủ nhận. Ví dụ giáo lý sa đọa hoàn toàn của con người. Sự sa ngã ảnh hưởng toàn thể con người. Họ phủ nhận cho rằng con người có phần tốt không sa đọa. Hay giáo lý về địa ngục thì họ cho rằng để dọa con người thôi. Thiên đàng thì cho là thế giới tốt lành mà con người sẽ đạt tới. Đối với Kinh Thánh chỗ nào không rõ thì họ cho rằng cũng cần viết lại cho rõ ràng hay nếu thứ tự không rõ thì họ sắp xếp lại cho mạch lạc mà họ cho là hợp lý. Nếu có chỗ được viết mạch lạc, rõ ràng rồi thì họ cho rằng những đoạn đó do những người sau này viết lại chớ lúc ban đầu không thể như vậy. Ví dụ như lời tiên tri về việc đi đày ở Ba-by-lôn thì họ cho là do những người sau khi đi đày viết và muốn tôn cao Đức Chúa Trời nên viết như lời tiên tri báo trước biến cố đó.
- Định nghịa lại sự linh cảm của Kinh Thánh: Họ phủ nhận quan điểm linh cảm của Kinh Thánh theo truyền thống xưa nay. Linh cảm theo quan điểm này là những lời dạy đạo đức có thẩm quyền. Hoặc có nhóm người cho rằng chỉ có 4 sách Tin Lành là tiêu chuẩn có giá trị, còn các sách khác thì không có giá trị bằng. Họ cho rằng cái chính yếu của Kinh Thánh là tinh thần của Chúa Giê-xu chớ không phải sự chết, sự sống lại hay cứu chuộc gì. Họ cho rằng tinh thần của Chúa Giê-xu như câu đũa và những yếu tố con người trong Kinh Thánh như là những dữ kiện lịch sử thì nó là cái xương của cá. Đũa gấp những cá là những đạo đức chân lý thần học, cũng có nhóm quan niệm rằng Kinh Thánh không có linh cảm chỉ xem Kinh Thánh cũng như các sách khác chỉ có giá trị thần học đạo đức thôi.
- Định nghĩa lại yếu tố siêu có phép lạ và những cái vượt tầm hiểu biết của lý trí. Ví dụ cầu nguyện. Đối với những người theo phái tự do phủ nhận siêu nhiên phép lạ. Họ định nghĩa là những gì vượt lên trên sự hiểu biết con người, con người chưa hiểu được. Với họ phép lạ là thần bí mơ hồ có thể do một số tác giả đặt ra hay do giải nghĩa lầm hay thần bí hóa các biến cố tự nhiên, ví dụ việc vượt Biển Đỏ.
- Họ dùng quan niệm tiến hóa để giải thích Kinh Thánh cho Kinh Thánh là câu chuyện của con người đi tìm Thượng Đế chứ không phải Thượng Đế tìm đến con người và dần dần tiến tới chỗ sơ khai của Cựu ước tiến đến Tân ước như là khả năng tìm về Thượng Đế của con người. Họ cho rằng Chúa Giê-xu ban đầu là người nhu mì, tốt. Lần lần hoàn cảnh đưa đẩy khiến Chúa Giê-xu trở thành Đấng Christ của phép lạ và thần học. Chính Chúa Giê-xu ban đầu không có ý tưởng chi về mình là Christ, các môn đồ về sau tôn Chúa Giê-xu từ chỗ sỉ nhục thập tự giá thành Đấng Christ để trở nên vinh dự cho chính họ.
- Thích ứng Kinh Thánh đối với hoàn cảnh nhu cầu văn hóa. Ví dụ Phao-lô dùng một số từ ngữ để diễn tả sự chết của Chúa Giê-xu. Ông dùng những từ ngữ sinh tế mà người Do-thái quen thuộc để biến Chúa Giê-xu thành con sinh tế của Cựu ước, tức Phao-lô thích ứng tư tưởng của mình với thời đại. Hay khi Chúa Giê-xu nói về A-đam và Giô-na là thật vì cớ dân chúng tin đó là chuyện thật. Nên trách nhiệm của người giải kinh là viết lại Kinh Thánh theo ngôn ngữ hiện đại, lột bỏ những gì cũ tức là giữ lại thịt ráp vào xương khác để người hiện đại hiểu.
- Giải nghĩa Kinh Thánh theo lịch sử: tìm hiểu Kinh Thánh theo môi trường lịch sử lúc bấy giờ rồi giải nghĩa Kinh Thánh theo đó. Ví dụ họ bảo hệ thống nhà hội Cựu, Tân ước nói đến không phải từ nơi Chúa mà là Do-thái lấy từ dân Ai-cập. Hay Mười Điều Răn chỉ là bản tóm tắt luật đạo đức xưa của các bộ lạc. Hay Do-thái giáo chỉ là hình thức gạn lọc lại tôn giáo của xứ Ca-na-an. Hay Phao-lô là người tổng hợp triết lý Hy-lạp và Do-thái giáo để lập nên Hội thánh.
Phái này để triết học ảnh hưởng đến lối giải của họ. Triết học chi phối việc hiểu Kinh Thánh của họ. Kant cho rằng điểm chính của Kinh Thánh là đạo đức. Việc nhấn mạnh Kinh Thánh theo hướng đạo đức khiến cho người theo phái duy thần thuyết (Deism) soạn lại Kinh Thánh như bản Kinh Thánh tiếng Anh Jeffecsion.
V. Tân chính thống.
Các nhà thần học tiêu biểu là Barth, Brunnet, Niebult.
- Phủ nhận sự vô ngộ của Kinh Thánh. Họ dựa trên cách phê bình hình thức (form criticism) để phê bình và giải thích Kinh Thánh. Đưa đến việc giải thích nguồn gốc con người theo quan niệm của khoa học. Chỗ nào họ là khoa học trái với Kinh Thánh thì cho là sai.
- Phủ nhận sự linh cảm toàn diện của Kinh Thánh và không hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen mà giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa huyền nhiệm (Mythelogical). Chân lý của thần học thì được chuyển đạt dưới hình thức huyền nhiệm vào trong bộ óc của lịch sử (mà chân lý thì không lệ thuộc lịch sử). Họ giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa tượng trưng, biểu tượng (symbolical). Ví dụ sự sáng tạo cho rằng đó là sự nhiệm mầu mà nhiệm mầu là để nói lên giới hạn của lý trí. Nên ai giải Sáng thế ký theo nghĩa đen là làm bại hoại CƠ-đốc giáo. Hay việc sa ngã của con người thì nó là tượng trưng cho sự bại hoại không thể tránh được do tự do của con người.
Từ chỗ huyền nhiệm mà đi qua nghĩa có tính cách hiện sinh theo nghĩa là Kinh Thánh có nghĩa với ai đối thoại với Kinh Thánh. Có nghĩa là Kinh Thánh hiện sinh với từng cá nhân. Nếu tôi đọc Kinh Thánh và tôi đối thoại với Kinh Thánh thì Kinh Thánh mới là huyền nhiệm cho tôi, mới là Lời Đức Chúa Trời cho tôi, nếu chỗ nào tôi không thấy có sự đối thoại thì không phải là lời Đức Chúa Trời. Thẩm quyền của Kinh Thánh không phải lịch sử, đó không phải là điều đáng tin cậy. Thẩm quyền ở chỗ Kinh Thánh đối diện với tôi trong hiện tại, tức là thẩm quyền ở chỗ tương quan cách rất hiện sinh với tôi. Nên Kinh Thánh ở trong một cái nghịch lý theo nghĩa là con người sống trong thiên nhiên và đồng thời cũng ngoài thiên nhiên. Là sống trong lý trí tự nhiên mà lý trí không đạt được, chỉ đạt được bằng cảm nhận có tính cách hiện sinh. Nên họ cho rằng người ta có thể viết thần học, cần viết thần học mà thần học chẳng bao giờ đạt đến sự sống có tính cách hiện sinh.
D. NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT
1. Nguyên tắc thứ nhất:
Kinh Thánh cần được giải nghĩa với ý thức rằng Kinh Thánh là chân lý linh thiêng được làm thích ứng với trí hiểu của con người. Kinh Thánh được viết bằng ba thứ tiếng A-ram, Hê-bơ-rơ và Hy-lạp chứ không phải viết bằng tiếng thiêng liêng của thiên sứ...thích ứng với bối cảnh xã hội loài người. Nên lời Đức Chúa Trời phải được tiếp xúc với con người qua trí hiểu của con người. Không những thích ứng với trí hiểu hoàn cảnh mà còn thích ứng với lối suy luận của con người và dựa trên những vật dụng của con người. Thích ứng đây không theo nghĩa của tân phái hay tự do mà là chân lý mặc lấy dưới hình thức cụ thể của con người trong xã hội, và vẫn có giá trị chứ không lỗi thời theo tân phái hiểu. Đức Chúa Trời dùng phương tiện trần gian để nói lên chân lý thiêng liêng. Ví dụ: tay phải của Đức Chúa Trời, đó là hình ảnh của con người, để nói lên sức mạnh của Đức Chúa Trời. Sự phán xét, hồ lửa đời đời thì nói lên sự đau đớn nóng rát của kinh nghiệm con người trong tương lai, dùng hình ảnh lửa để con người hiểu. Hay tả cảnh thiêng đàng dùng những hình ảnh tốt đẹp nhất để nói lên vinh hiển của cõi trời. Vấn đề không phải mô tả thiên đàng địa ngục theo nghĩa đen hay bóng, vì nghĩa đen hay bóng đều là thật cả. Nên chúng ta không nên khó chịu khi nhân hình hóa Đức Chúa Trời (Đức Chúa Trời đi, nói, nghe, đứng...). Đó chỉ là lời Kinh Thánh diễn tả Đức Chúa Trời như một hữu thể để chúng ta hiểu được. Nguyên tắc này giúp chúng ta tránh được lối duy nghĩa đen.
2. Nguyên tắc thứ hai:
Phải khảo sát giải nghĩa Kinh Thánh với ý thức Kinh Thánh là một mặc khải tiệm tiến, càng về sau càng rõ ràng. Mặc khải tiệm tiến không phải như quan niệm tiến hóa của tân phái làm suy sụp giá trị Kinh Thánh. Diễn tiến mặc khải tức là Đức Chúa Trời đưa con người từ chỗ hiểu biết thần học đơn sơ ấu trĩ của Cựu ước đến chỗ trưởng thành của Tân ước. Cái trước vẫn giá trị, cái sau cho rõ hơn, Mat 5:17luật pháp Cựu ước là đúng nhưng chưa đi xa đủ. Luật pháp hữu dụng cho thời bấy giờ nhưng chưa phát triển thành đạo đức như hiện nay. Ví dụ ngày Sa-bát. Phao-lô cho thấy trong Ga-la-ti Đức Chúa Trời cho thời kỳ trước Chúa Giê-xu là thời kỳ chưa trưởng thành và sau Chúa Giê-xu là trưởng thành. Chúa Giê-xu đến là trọn vẹn luật phát của giáo lý He 1:1,2. Cựu ước được viết trong thời gian dàu cả trên 1000 năm, nhưng Tân ước chỉ 100 năm. Mặc khải tiệm tiến không có nghĩa là Cựu ước không được linh cảm hay ít lịnh cảm hơn Tân ước nhưng sự linh cảm được trọn trong Tân ước. Sự linh cảm của Cựu ước cũng như Tân ước. Tân ước mới có thêm đức tin, xưng nghĩa, nên thánh...
3. Nguyên tắc thứ ba:
Giải nghĩa Kinh Thánh phải dựa trên căn bản lịch sử nghiêm túc, nghĩa là không được trái với lịch sử, tạo ra những sai lầm lịch sử. Ví dụ Gi 3:5. Nếu giải nghĩa nước có nghĩa là tái sanh trong lễ báp-tem là không dựa trên lịch sử nghiêm túc. Vì lúc đó nước của lễ báp-tem Ni-cô-đem không biết. Nếu bảo nước là sự tái sanh của lễ báp-tem thì không có nghĩa chi với Ni-cô-đem. Sự tái sanh trong lễ báp-tem sau này mới được khai triển và làm cho đầy đủ. Có người cho rằng nước là nước bào thai, có nghĩa là sự sanh ra, muốn vào nước trời phải sanh ra thể xác và thuộc linh. Điều này cũng khó hiểu cho Ni-cô-đem. Có người dựa vào Eph 5:26giải nghĩa nước là Lời Đức Chúa Trời điều này cũng khó cho Ni-cô-đem hiểu vì chưa có quan niệm cho rằng Lời Đức Chúa Trời là nước. Vì thế về phương diện lịch sử các cách giải nghĩa trên không được nghiêm túc. Nước vào thời Ni-cô-đem là sự tẩy rửa làm cho sạch. Điều Chúa Giê-xu nói với Ni-cô-đem là kinh nghiệm được tẩy rửa làm cho sạch. Điều này Ni-cô-đem hiểu được.
4. Nguyên tắc thứ tư:
Giải nghĩa phải khám phá ra nghĩa của khúc Kinh Thánh chứ đừng gán cho những tiên kiến, quan niệm riêng. Đến với Kinh Thánh cách tự do không thành kiến. Công tác của người giải kinh là xác định ý nghĩa của khúc Kinh Thánh chứ không phải dùng Kinh Thánh để chứng minh ý của mình. Xác định ý nghĩa cách khách quan chứ không gán cho điều mình muốn hay thành kiến của mình, hay những truyền thống có trước. Hay dùng một số câu Kinh Thánh để giải nghĩa cho khớp với ý của mình. Ví dụ Mat 25:1-13, phái Armernian giải nghĩa nhấn mạnh đến ý sự cứu rỗi có thể bị mất. Mười người đi trước là mười người được cứu. Năm người không đủ dầu là sự cứu rỗi bị mất. Phái Calvin giải nghĩa là số tiền định 5 người đã nhất định rồi còn 5 người kia không tiền định nên không được cứu, 5 người đó là hữu danh vô thực. Những người nặng về biểu tượng thì nhấn mạnh đến dầu cho rằng câu chuyện dạy về Thánh Linh. Có thể có những ý này trong câu chuyện, nhưng ý chính nhằm nói lên giá trị thiêng liêng của sự sẵn sàng chứ không nhằm nói lên sự cứu rỗi chắc chắn hay không.
5. Nguyên tắc thứ năm:
Phải dành ưu tiên cho nghĩa rõ ràng và hiển hiện nhất. Thường người giải kinh gặp phải trường hợp không thể dựa trên văn phạm để hiểu cách này cách kia nhưng một câu có hai nghĩa thì chúng ta phải chọn. Ví dụ Sa 6:2 'các con trai' là chữ về văn phạm không có gì đáng nói, nhưng về mặc ý nghĩa thì có người cho là thiên sứ, có người cho là người thuộc Chúa. Dựa trên nguyên tắc này giúp chúng ta có thể ổn thỏa. Nếu hiểu là thiên sứ sẽ kéo theo các nan đề như sự nhập thể của thiên sứ hay những đứa con của thiên sứ và loài người ra sao, vấn đề tội lỗi, cứu chuộc... Kinh Thánh cũng nói thiên sứ không có cưới gả hôn nhân. Nếu con trai Đức Chúa Trời hiểu theo dòng dõi người thờ phượng Đức Chúa Trời thì tránh được nan đề kia và cho thấy sự suy đồi về đạo đức của con người bấy giờ. Nếu theo nguyên tắc này chọn nghĩa thứ hai. Chúng ta không thể hiểu hết nhưng khi so sánh có thể chọn một được. Hay Sáng thế ký nói về việc tạo sựng Ê-va. Chúa lấy xương sườn của A-đam. Nếu hiểu là hông hay xương sườn? Nếu hiểu là hông thì người ta có thể cho A-đam là lưỡng tính. Nếu hiểu là xương sườn thì cho thấy liên hệ cần thiết của người đàn ông và đàn bà về mặc thể xác và thuộc linh. Nếu chọn nghĩa xương sườn. Hay Co 1:6, Ro 10:18'khắp đất, cả thế gian', nếu hiểu là toàn thế giới thì sẽ rắc rối vì lúc bấy giờ Tin Lành chưa bao giờ rao ra mọi nơi, nếu vậy cần gì giảng Tin Lành. Nghĩa thứ hai là thế giới họ biết lúc bấy giờ.
6. Nguyên tắc thứ sáu:
Không nên giải thích cái nào nhiều hơn một nghĩa. Trừ trường hợp có đủ lý cớ chắc chắn cho thấy có thêm nghĩa khác. Nguyên tắc này tránh chúng ta vấp phải lối thiêng liêng hóa hay ẩn dụ hóa mà trở nên mơ hồ. Ví dụ: chuyện kỵ nữ Ra-háp và sợi chỉ điều. Nghĩa của nó là sự thỏa thuận giữa người kỵ nữ với hai người Do-thái để làm dấu không bị tiêu diệt. Có người thiêng liêng hóa cho rằng sợi dây với màu điều là biểu tượng cho sự cứu rỗi. Cũng như khi Cựu ước nói đến nước thì ý nói đến báp-tem, hay gỗ là thập tự giá. Đó là nghĩa thêm vào mà thực chất thì không có. Ví dụ sợi chỉ điều thì trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói màu đỏ là biểu tượng cho sự cứu rỗi hết. Hãy giữ với nghĩa chính xác trước của nó. Đừng đi xa quá thiêng liêng quá không thích hợp. Ví dụ có người giải nghĩa Thi 45:10là phải bỏ nhà, cha mẹ mà theo Chúa nên bỏ nhà đi nhóm họp bình an vì cho là theo ý Chúa. Đây nói lên đám cưới của vua thì người con gái lấy chồng phải lìa cha mẹ là điều đáng ái mộ. Trong Kinh Thánh có nhiều điều không thể hiểu theo nghĩa đen thì văn mạch, ngôn ngữ cho thấy rõ như thể văn thơ. Nhưng nếu không có thì đừng đi quá xa.
7. Nguyên tắc thứ bảy:
Giải thích nghĩa có một nhưng áp dụng có nhiều. Những gì Kinh Thánh nói thường có một nghĩa nhưng dạy dỗ rút ra có nhiều, niều bài học, nhiều áp dụng chứ không phải nhiều nghĩa. Ví dụ Gi 3:30 nghĩa rõ ràng là Chúa phải được tôn vinh và chính Giăng phải giảm sự nổi danh của mình. Việc áp dụng có thể rút ra nhiều trong các phương diện đời sống, chương trình, ưa thích, kế hoạch đời sống... Có người nói: sau khi học xong ý nghĩa của khúc Kinh Thánh thì chúng ta có thể đứng vào cái thế có thể áp dụng vào đời sống cá nhân và tập thể. Áp dụng hoàn toàn khác với giải thích. Học Kinh Thánh bằng cách chỉ tìm áp dụng không thì mất đi nhiều giá trị lợi ích của Kinh Thánh nếu không nghiên cứu ý nghĩa của khúc Kinh Thánh. Trong phương pháp học Kinh Thánh bồi linh vấn đề quan trọng chính yếu là có thể áp dụng Kinh Thánh cách sáng suốt vào đời sống hầu cho có thể đem đến nhiều hiệu quả trên đời sống. Đôi khi bài học áp dụng lại lạc hẳn khỏi ý nghĩa khúc Kinh Thánh, bài học đó có thể tốt nhưng nên tìm ở một đoạn Kinh Thánh thích hợp khác.
8. Nguyên tắc thứ tám:
Phải giải nghĩa Kinh Thánh một cách hòa hợp (horsusustically) dựa trên lòng tin nơi sự mặc khải chân thật của Kinh Thánh nên người Cơ-đốc khi giải nghĩa Kinh Thánh thì tránh tạo mâu thuẫn nhưng phải sắp xếp thành hệ thống thống nhất trước sau như một. Đây là nguyên tắc những người tân phái không theo. Chúng ta phải có tinh thần hiểu biết khi giải nghĩa Cựu ước trong tương quan với Tân ước. Ví dụ chuyện đa thê trong Cựu ước. Trong Tân ước lại không cho đa thê, như vậy Cựu ước và Tân ước có mâu thuẫn không? Hay Tân ước có đả phá Cựu ước không? Chúng ta phải giải thích cho phù hợp: Kinh Thánh là mặc khải tiệm tiến lần lần đưa người thuộc Chúa lên cao hơn và tùy theo vấn đề, tầm quan trọng mà cần mặc khải sớm hay trễ. Trong nguyên tắc này chúng ta phải giải thích theo lối tương đồng của đức tin, nó là sự hòa hợp liên tục của Kinh Thánh trong các vấn đề của đức tin và thực hành. Mỗi khúc Kinh Thánh cho thấy một mặt nào đó của vấn đề và các mặt đó bổ sung cho nhau. Trong Kinh Thánh chỉ có một hệ thống đức tin duy nhất các yếu tố chỉ bổ sung cho nhau để làm nổi bật hệ thống đức tin đó (Người tân phái không theo nguyên tắc này nên cho Kinh Thánh mâu thuẫn hay cho là không có sự thống nhất). Ví dụ Ro 8:39He 6:1-8. nguyên tắc phù hợp này là sự kết hiệp của hai mặt.
9. Nguyên tắc thứ chín:
Những gì thết yếu trong Kinh Thánh đều được mặc khải rõ ràng, có nghĩa là nếu chân lý nào đó thiết yếu thì không cần phải tìm tòi đào bới mới tìm thấy. Các nhà thần học thường hay mắc phải lối này là nếu có một giáo lý nào đó thì cố sức 'moi' ra và hàm ý để biện hộ cho ý của mình. Dễ đưa đến chỗ phân tích Kinh Thánh theo chiều hướng mình có trước. Giáo hội Công giáo bỏ qua nguyên tắc này rất nhiều. Ví dụ giáo lý ngục luyện tội dựa trên ICo 4:15, qua lửa là qua lò luyện tội và chỗ Phi-e-rơ nói về sự cầu thay cho người chết IPhi 3:18-20. Nhưng trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói rõ ràng về ngục luyện tội. Hay giáo lý chịu báp-tem thế ICo 15:29, cầu thay cho kẻ chết, câu này không có nghĩa là xác định phải làm báp-tem cho người chết. Ví dụ khi nói nếu không có linh hồn thì người ta cúng bái làm chi thì không có nghĩa là chấp nhận việc cúng bái - Điều gì cần thiết sự cứu rỗi thì rõ ràng và lập đi lập lại, tránh tìm một điểm đặc biệt để tạo giáo lý riêng.
10. Nguyên tắc thứ mười:
Mọi giải nghĩa phải dựa trên ngôn ngữ vì những ngôn ngữ dịch dễ khiến hiểu lầm. Nếu không dựa trên ngôn ngữ gốc thì không thể giải nghĩa cách chính xác. Vì cớ có những từ ngữ, từ, động từ... ngôn ngữ gốc mới diễn tả chính xác ý nghĩa Kinh Thánh muốn nói. Ví dụ Gi 15:2 tỉa sửa: chữ nguyên gốc là dỡ lên, nhấc lên. Nghĩa chính theo ngôn ngữ Hi-lạp là làm cho bớt đi, tỉa.
11. Nguyên tắc thứ mười một:
Phải nhận có một số khúc Kinh Thánh mình không hiểu vì cớ những câu văn từ ngữ được dùng trong bốic ảnh xã hội lúc bấy giờ với nhiều nghĩa mà chúng ta không rõ các xác thực ngày nay (vì nó liên hệ đến phong tục tập quán đã mất rồi). Chúng ta chưa truy nguyên hay chưa có bằng chứng rõ để hiểu. Không có nghĩa là nó không đúng hay không được linh cảm mà là chúng ta chưa biết. Ví dụ Mat 2:15 có trên 30 lời giải thích của các nhà giải kinh. ICo 15:29, He 6:4-6có trên 10 lời giải thích, Mat 27:52, Le 16:26.
12. Nguyên tắc thứ mười hai:
Những đoạn mơ hồ phải nhường cho những đoạn rõ ràng. Ví dụ nói đến sự sống lại là ICô 15. Nên ICô 15 phải là ưu tiên để hiểu những chỗ khác về sự sống lại.
13. Nguyên tắc thứ mười ba:
Phải kiểm soát mọi giải thích của mình nhờ vào những hệ thống giáo lý. Những ngành học ngoài đời và những cố gắng của quá khứ. Ví dụ Sáng thế ký 1 cần sự hiểu biết địa chất, sinh vật học, khảo cổ... Hay từ sách Sa-mu-ên đến Sử-ký phải cần hiểu một số các vua ngoại bang chung quanh thời bấy giờ. Phải kiểm soát với hệ thống giáo lý đã phát triển lâu đời, có uy tín, giá trị vì sự giải thích của chúng ta có thể có sai sót. Phải dựa vào công trình giải kinh của người khác vì mình không hoàn toàn.
14. Nguyên tắc thứ mười bốn:
Phải tra xem Cựu ước thường xuyên trong khi tìm hiểu và giải nghĩa Tân ước. Phải có so sánh, đối chiếu Tân ước để có thể chính xác Tân ước. (Còn tiếp)

Tiếp theo >>>




Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét