CHÚA TÁI LÂM
Mục Lục (2 bài)
Tầm quan trọng
Nguyên tắc hiểu, giải nghĩa tiên tri
Các quan niệm 1000 năm bình an
Đại nạn
Antichrist
Ysơraên
Bảy mươi tuần lễ
I. TẦM QUAN TRỌNG:
. Kinh Thánh Cựu ước ít nữa cũng đã có 1/2 lời tiên tri về Chúa Jêsus đều nói đến sự hiện ra và cai trị của Chúa Jêsus Christ. Tuyển dân trông đợi Đấng Christ đến lập nước và tuyển dân Chúa cai trị đời đời.
. Trong Tân ước có khoảng 319 câu nói về sự trở lại của Chúa Jêsus Christ (1/25)
. Chính Chúa Jêsus cũng nói đến sự trở lại của Ngài. Trong các bài giảng ở Mat 24,25, Mac 13; Lu 17:21. Chúa dùng nhiều ví dụ nói về tái lâm như Mat 13: cỏ lùng, lúc mì, đánh lưới, mười người nữ đồng trinh, các ta lâng Lu 19:22-27,12:35,36: đầu tớ trung tín và bất trung Mat 24:45. Quan án không công bình Mat 18:1-8, Cửa hẹp Lu 13:22-30.
. Kinh Thánh nói sự trở lại là sự kiện hiển hiện thấy được: ICo 1:7, Tit 2:13, He 9:28, IIPhi 3:12, ICo 4:5,15-23, IICo 1:14, Phi 1:6; 2:16; 3:20, Co 3:4; ITe 1:10; 2:19; 3:13; 4:15-17, ITe 1:7, ITi 6:14, IITi 4:8, IPhi 1:5-7; 4:5,13; 5:4, IIPhi 1:16,3:3-10.
II. NGUYÊN TẮC HIỂU VÀ GIẢI NGHĨA TIÊN TRI.
Nguyên tắc hiểu và giải nghĩa tiên tri liên hệ đến sự tái lâm.
. Nghĩa đen: Đọc một câu Kinh Thánh về sự tái lâm, trước tiên hiểu theo nghĩa đen của câu Kinh Thánh nói đến. Nhưng đồng thời nói nghĩa đen đó có nghĩa bóng, nghĩa thuộc linh. Ví dụ: ICo 10:11 lịch sử có thật, nhưng đồng thời ám chỉ một ngĩa bóng, nghĩa thuộc linh, biểu tượng. Như Môi-se qua Biển Đỏ có thật, nhưng đồng thời biểu tượng về báptem trong Thánh Linh. Hay ở Xu 17:5-6 có nghĩa bóng ở ICo 10:4, Bánh Mana ở Xuất 16 có nghĩa bóng Gi 6:31,35 con sinh bị giết trong Lễ Vượt qua Xuất 12 có nghĩa bóng ICo 5:7, hai người vợ của Ápraham có nghĩa bóng hai giao ước Ga 4:22-26.
Đối với lời tiên tri trong Kinh Thánh có khi nghĩa bóng và nghĩa đen trùng nhau: Ví dụ Thi 22, đúng với Đavít và Chúa Jêsus (c.2,17,18) nghĩa bóng cũng vậy (12,13).
. Khi tìm hiểu lời tiên tri, tìm hiểu nghĩa đen rồi áp dụng cách đơn giản trước, sau đó nếu còn thấy có khoảng trống có thể hiểu nghĩa bóng , nghĩa thiêng liêng thì đi vào tìm hiểu nghĩa bóng, thiêng liêng biểu tượng đó. Nếu có thể được thì trong khúc Kinh Thánh đó, hay cần thêm một số câu Kinh Thánh ở chỗ khác, cho thấy rõ nghĩa bóng của câu Kinh Thánh đó. Khí hiểu lời tiên tri không thể hiểu theo ý nghĩa đen mà thôi, hoặc chỉ hiểu theo nghĩa bóng, nhưng phải biết kết hiệp dung hòa cả hai.
Trong các khúc Kinh Thánh nói về Chúa Tái lâm có hai trường phái:
1. Giải nghĩa theo lịch sử: Khi giải nghĩa sách Khải huyền theo lịch sử, tìm hiểu 7 ấn thì cho thấy mỗi ấn đều có từng giai đoạn theo thứ tự.
2. Giải nghĩa theo tương lai: Những lời tiên tri trong Kinh Thánh liên hệ đến sự tái lâm đều nằm trong tương lai không nằm trong lịch sử nhân loại.
Cần phải dùng hòa, ví dụ Mat 24, Lu 21 nói về tương lai, về sự tàn phá đền thờ Giêrusalem. Nếu nói theo lịch sử thì Chúa mới đến. Mọi điều Chúa phán đều có tính càch lịch sử và tương lai. Hay như Gie 25:30,31:31-40 sự lừu đày, trừng phạt lập lại giao ước có hai lần: dưới thời Nêbucátnếtsa và cũng nói đến tương lai sự lưu lạc đến cuối cùng mới trở lại.
Về sự hai lần đến của Chúa khó phân biệt giữa hai biến cố, như Es 9:5-6 Xa 9:9-10, Ma 3:1-3, Es 21:1-2.
- Những từ ngữ về sự đến của Chúa cần lưu ý:
a) Apocalypsis: khải huyền, vén màn, dời đi làm khuất đi không thấy được (ITe 1:7, IPhi 1:7-13,4:13)
b) Epiphanen: phơi bày, tỏ ra, xuất hiện ra, Kinh Thánh dịch là đến hay hiện ra (ITe 2:8, ITi 6:14, IITi 4:1-8, Tit 2:13)
c) Parousia: đến, tới, chữ này thường được dùng nói đến sự tái lâm nhiều nhất (Mat 24:3,2,3; ICo 15:23; ITe 2:19; 3:13; 4:15; 5:23; IICo 2:1-9, Gia 5:7-8, IIPhi 1:16; 3:4,12, IGi 2:18).
III. CÁC QUAN NIỆM VỀ 1000 BÌNH AN
1. Tiền 1000 năm: Chúa tái lâm trước 1000 năm, lập nước Ngài 1000 năm bình an trên đất trước đó có đại nạn (đại nạn, kế đến là nước 1000 năm)
2. Hậu 1000, Chúa đến sau 1000 năm bình an trên đất
3. Không có 1000 năm bình an trên đất, 1000 năm chỉ có tính cách biểu tượng, Chúa chỉ đến một lần mà thôi.
A. VÔ THIÊN HY NIÊN:
Theo quan niệm này thì:
1. Không có hai lần tái lâm vì Kinh Thánh không nói đến
2. Nếu theo quan niệm 'tiền 1000' thì đại nạn sau lần Chúa đến thứ nhất, nhưng theo Mat 24:29-31 thì đại nạn có trước khi Chúa đến chứ không phải sau khi Chúa đến
3. Hội thánh phải trải qua thời kỳ bội đạo, nếu Hội thánh không trải qua đại nạn thì làm sao bội đạo (Mat 24:22; Lu 21:36, tai nạn của thời kỳ đại nạn), ITe 2:3,4; ITi 4:1-3; IITi 3:1-5; Kh 7:1-14.
4. Theo phái này giải nghĩa thì chữ Siôn Giêrusalem (Es 54:13; 61:6; Gie 3:10; Es 49:14; 51:3; 52:1-2) thì không phải chỉ về Siôn Giêrusalem ở Trung Đông nhưng theo ý nghĩa thuộc linh.
5. Theo phái này hiểu Kh 20:4-6,1000 năm là biểu tượng chứ không phải chỉ về thời gian cụ thể 1000 năm, vì không có nơi nào khác nói đến 2 lần tái lâm (Mat 13:37-43,47-50) việc chọn tốt xấu khi Chúa đến là một 1 lần (Mat 24:20-21; 25:31-46; Gi 5:25-29; ICo 15:22-26; ITe 4:15; Kh 20:11-15).
6. Không có sự sống lại hai hay ba lần như quan niệm 'tiền 1000 năm'. Họ giải nghĩa 20:4b,5 là chỗ duy nhất nói về sự sống lại thứ nhất, nhưng xét theo văn mạch thì không rõ ràng. Các chỗ khác nói đến sự sống lại của tín đồ mà không nói sống lại của kẻ ác thì nói lên nghĩa bóng của những người tin Chúa được cứu rỗi, được sống lại (ICo 15, ITe 4:13-18). Sự sống lại thứ nhất là sự sống lại thuộc linh được cứu rỗi, sự sống lại thứ hai là khi Chúa đến. Các chỗ khác đều nói đến sự sống lại của kẻ ác lẫn tín đồ (Da 12:2; Gi 5:28,29; Cong 24:15).
7. Trên lý luận thì làm sao có 1000 năm bình an trên đất khi Chúa đến với người công bình, thì trên đất có cả người công bình lẫn kẻ ác sống chung, cho đến hết 1000 năm bình an mới đoán xét, Nươc Chúa và Satn thì làm sao sống chung được. Và theo Khải 21, thì Giêrusalem nói trên nói đến kẻ ác đã bị diệt, nếu kẻ ác vẫn sống thì làm sao chịu nổi trước sự thánh khiết của Chúa.
8. Những người 'tiền 1000' chỉ dựa trên Kh 20:1-6 rồi ép những câu Kinh Thánh khác vô theo Kh 20:1-6, nhưng khúc Kinh Thánh này rất hình bóng chứ không phải nghĩa đen. Rồng: Satn, nắn: ma quỉ, xiềng ma quỉ bỏ xuống vực cũng hình bóng, và trong những câu này không có đề cập đến những xứ cụ thể như Palestine, Đền thờ, cả dân Do-thái, các thứ dân của nước 1000 năm, nên không thể hiểu 1000 năm cách cụ thể (Gi 18:36).
Theo phái Vô thiên hy niên thì những đại biến xảy ra trước khi Chúa đến, chứ không đến cách cấp thiết ẩn tàng (He 10:27; Kh 22:7; Mat 24:42; 25:13; Kh 16:15). Chúa dạy có biến cố rõ ràng trước khi Chúa đến (Mat 24; IITe 2:2-4).
Những biến cố lớn xảy ra đến trước.
Kêu gọi dân ngoại tiếp nhận Tin Lành, Tin Lành truyền ra khắp đất (Ro 11:25, Mat 24, Mac 13)
Trước khi Chúa đến, Ngài cai trị qua Hội thánh cho đến lúc Chúa toàn thắng ngày sau cùng, Chúa sống lại, Chúa trói Satan (ICo 15:17-28)
Sự trở lại đạo của dân Dothái (Xa 12:10; 13:1; IICo 3:15-16; Ro 11:25-29)
Có sự bỏ đạo đi đôi với đại nạn (Mac 13:9-22; Lu 21:22-24; ITe 2:3; ITi 4:1; IITi 23:1-5; Kh 6:9).
Sự xuất hiện của Antichrist (IGi 2:18,21; 4:3; IIGi 7). Antichrist cũng là tiên tri giả mà Chúa nói đến trong Mac 13:21-22; Mat 24:5-21:15.
Những dấu kỳ điều lạ xảy ra, chiến tranh, đói kém, động đất, hoạn nạn, tiên tri giả, Christ giả, điềm xấu trên trời, mặt trăng, mặt trời...
B. HẬU THIÊN HY NIÊN.
- Tin có 1000 năm bình an, khởi đầu từ Augustine tin Chúa (354-430 SC)< Augustine hiểu 1000 năm là biểu tượng của Hội thánh trên đất, Chúa cai trị trên đất qua Hội thánh của Ngài. Ông cũng hiểu 1000 năm tượng trưng cho vương quốc thiên đàng, là điều nếm trước thiên đàng sau khi Chúa trở lại.
Sự sống lại thứ nhất của Khải 20 là sự sống lại của con người tâm linh để bước vào vương quốc thiêng liêng, sau đó khi Chúa trở lại sẽ được sống lại (là sự sống lại thứ ba) và ở trong nước đời đời của Ngài.
Trong nước 1000 năm thì Hội thánh sẽ được Thánh Linh điều động để càng ngày càng đắc thắng trên thế gian. Sau giai đoạn này (1000 năm) sẽ có giai đoạn bội đạo lớn (có sự xung đột giữa thiện và ác), sau thời gian xung đột, Chúa sẽ đến để kết thúc và phán xét. (Có người tin 1000 năm là biểu tượng, cũng có những kẻ khác tin 1000 năm là vó thật như vậy, tính từ khi Thánh Linh giáng lâm).
Có người tin 1000 năm bình an khởi đầu từ Constantine, lúc Cơ-đốc giáo cai trị (370-1000 SC).
Lúc ban đầu Kinh Thánh chưa thành kinh điển, khoảng 250 SC Hội thánh đầu tiên vẫn trông chờ Chúa trở lại gấp, sau này mới tìm hiểu. Đầu thế kỷ 18, ông Wbitby là người Anh (1706), khôi phục lại quan điểm hậu thiên hy niên, theo ông này, thì Chúa sẽ trở lại sau 1000 năm bình an (hiểu thoe nghĩa nhân bản và tiến bộ khoa học xã hội con người sẽ tiến hóa lần lần đến bực con người trở thành tốt lành, lúc ấy khởi đầu 1000 năm bình an.
Trong giai đoạn này Tin Lành sẽ được giảng ra khắp đất để rồi biến cả mọi người biết Chúa Jêsus Christ. Cơ-đốc giáo sẽ Cơ-đốc giáo hóa thế giới. Văn minh, tiến bộ Cơ-đốc giáo sẽ biến thế giới thành thế giới đại đồng, khởi đầu 1000 năm bình an. Sau 1000 năm đó Chúa Jêsus Christ sẽ đến.
Theo thuyết này thực hành từ thế kỷ 18-20, có nhiều khoa học gia, thần học gia tin kính cũng tin theo thuyết này. Dòng lịch sử tổng quát theo thuyết hậu thiên hy niên:
1. Tin Lành giảng ra khắp đất
2. Sự trở lại đạo của dân Dothái
3. Antichrist xuất hiện
4. Chúa Jêsus Christ tái lâm
Khi Chúa Jêsus Christ tái lâm có sự sống lại của tất cả kẻ chết (người công bình lẫn kẻ ác) và kẻ còn sống cũng được tiếp lên, có phán xét và kết cuộc, rồi sau lập vương quốc.
Những lý do khiến quan niệm Hậu thiên hy niên không tin có 1000 năm bình an trên đất, sau khi Chúa Jêsus tái lâm.
1. ICo 15:50 cho biết thịt và huyết không hưởng Nước Trời, kẻ ác không thể sống với người công bình khi đã biến hóa và được cất lên.
2. Hậu thiên hy niên tin, Chúa đến lần thứ nhất để chết thế cho tội nhân và đến lần thứ hai để cứu vớt và đoán xét (He 9:28, Cong 1:11) Chúa trở lại cách hiển hiện. Theo tiền thiên hy niên có sự cất lên của người tin Chúa (cách ẩn nhiên), nhưng theo Kinh Thánh thì khi Chúa trở lại, mọi mắt đều thấy (Cong 1:11; Mat 26:64; 24:30; Lu 21:27). Chúa đến hiển hiện có đám mây vinh hiển, quyền năng lớn, các thiên sứ thánh, thánh ồ, có tiếng kêu (Co 3:4; ITe 4:16). Tác dụng sự đến của Chúa (Xa 12:10) cho biết mọi kẻ chết sống lại, kẻ ác kêu núi đè mình, người công bình sẽ cất lên không trung gặp Chúa. ICo 3, so sánh giữa cũ và mới, cũ: chữ, mới: Thánh Linh, cũ: sự chết, đoán phạt, mới: sự công bình, cũ: tạm thời, mới: vững bền. Thuyết Hậu thiên hy niên phân biệt bình an hiểu theo biểu tượng, là cái mới Thánh Linh làm cho đời sống tín hữu kéo dài đến đời đời, cái cũ sẽ qua đi.
3. Sự trở lại đạo của dân Do-thái trước khi Chúa đến (tiền thiên hy niên cho rằng sự trở lại đạo xảy ra khi người công bình được cất lên lúc Chúa tái lâm).
Xa 12:10-14 nói đến sự than khóc của Dothái không chịu tin và những kẻ tin có dự phần trong sự đóng đinh. Chúa sẽ đổ thần trên họ trước khi Chúa tái lâm.
Ro 11, dân Dothái bị loại, chỉ một phần bị bỏ là dân theo truyền thống, tòa công luận của các thầy thông giáo. Còn những kẻ sót lại Chúa sẽ thương xót cứu họ. Số sẽ đến khi dân ngoại được đủ rồi cứu dân Dothái trước khi Chúa tái lâm.
Mat 23:39 Chúa sẽ tái lâm khi họ đã tin Chúa và lúc đó họ mới có thể nói 'Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến'
4. Antichrist: sẽ xuất hiện trước khi Chúa tái lâm và IGi 2:18-22; IGi 4:3, IIGi 7, Mat 24:24; ITi 4:1
5. Sự sống lại: Da 12:2; Gi 5:28-29; Mat 25:31-32; Cong 24:15; Kh 20:12,15. người công bình và kẻ ác cùng sống lại một lần. Kh 20:1-6 Hậu thiên hy niên
- Diễn tiến theo thứ tự này không hẳn theo thời gian, sự sống lại đều diễn tả một sự kiện
- Con số trong Khải huyền có tính cách biểu tượng
- 1000 năm tượng trưng cho sự sống, vinh hiển của những người tử đạo ở với Chúa trước khi Chúa tái lâm, tương phản với hoạn nạn ngắn ngủi họ chịu trên trần gian.
- Linh hồn trong Khải 20 không hàm ý sự sống lại của thân thể - Kh 6:9
- Sự sống lại thứ nhất là sự sống thuộc linh
- 1000 năm biểu tượng sự sống đời đời vô cùng sau khi Chúa tái lâm để sống đời đời với Chúa.
- Trong Kinh Thánh không dùng sự sống lại của linh hồn sau khi Chúa tái lâm, mà dùng chữ thân thể được biến hóa. Sống lại: sanh lại, chứ không phải sống lại từ mồ mã vì tại đây dùng trong thì quá khứ và dùng chữ khác với chữ sống lại của Chúa Jêsus
- Sự sống lại thứ nhất theo nghĩa thuộc linh, sự sống lại thứ hai theo nghĩa thực của cả thân thể.
- Satan bị xiềng được hiểu là sự đắc thắng của Đấng Christ trên quyền lực tội ác, kể từ khi Chúa sống lại, nhưng vào thời kỳ cuối cùng nó sẽ tung hoành cách ghê gớ, hơn (Antichrist xuất hiện).
- Hậu thiên hy niên tin có sự phán xét cuối cùng khi Chúa trở lại và sự sống lại của mọi người công bình và gian ác (Mat 13:37-43; ITe 1:7-10; IITi 4:1)
Không chấp nhận quan niệm tiền thiên hy niên:
. Cong 3:19-21 thuyết tiền thiên hy niên cho thời kỳ thơ thới là 1000 năm bình an và khác với kỳ muôn vật đổi mới. Nhưng Hậu thiên hy niên cho rằng thời kỳ thơ thới và muôn vật đổi mới là một.
. ICo 15:23-28, tiền thiên hy niên tin chỉ có hai sự sống lại: sự sống lại của Chúa Jêsus và của kẻ thuộc về Ngài sau đó sẽ có sự sống lại cuối cùng ('sự cuối cùng sẽ đến'). Hậu thiên hy niên cho rằng chữ 'cuối cùng' trong câu 24 không phải là cuối cùng giai đoạn sống lại mà là cuối cùng của một chuỗi biến cố và Nước của Đấng Christ không phải đợi tới lúc Chúa trở lại mới có một chuỗi biến cố và Nước của Đấng Christ không phải đợi tới lúc Chúa trở lại mới có mà ngay lúc Chúa đến trên đất lập Hội thánh Ngài khi Ngài trở lại thì Ngài giao cho Đức Chúa Cha.
. ITe 4:13-18, tiền thiên hy niên cho rằng có sự sống lại của người chết trong Chúa trước tức là có sự sống lại thứ nhất. Hậu thiên hy niên thì tin rằng việc Phao-lô nói ở đây ý là người Têsalônica lo cho kẻ chết loại khỏi nước Đức Chúa Trời trị vì, nhưng vì cớ họ buồn rầu về người chết của họ như người ngoại buồn rầu về người chết không có hy vọng cho nên Phaolô nói người chết họ sẽ sống lại, đừng buồn khổ chi hết. Trong câu 14-15, không có ý nói những người ngủ sẽ sống lại cách với người còn ở lại, đó nói về thời gian, chứ không nói đến phân biệt kẻ chết trong Chúa và kẻ chết vô tín. Ở với Chúa luôn luôn chứ không có sự đổi thay như Tiền thiên hy niên sau 1000 năm bình an mới có thưởng phạt.
. IITe 1:5-12 nếu nói thứ tự thì kẻ ác bị phạt trước rồi mới làm sáng danh thánh đồ khác với tiền thiên hy niên, thật ra là một biến cố thôi.
. Phi 3:9-11, tiền thiên hy niên bảo được quyền phép sống lại có nghĩa là Phaolô xem mọi sự là lỗ, được Chua làm cho sống lại trước những kẻ ác. Hậu thiên hy niên cho là sự sống lại với Ngài là sự sống lại mà Phaolô nhận khi Phaolô tin Chúa ngay khi ông còn sống. Câu 11 mới là sự sống lại khi Chúa trở lại.
Tiếp theo >>>
Tiếp theo >>>
0 nhận xét:
Đăng nhận xét